Tìm và chỉ ra tác dụng của việc sử dụng từ láy trong đoạn văn trên
5. Đọc đoạn văn sau:
“Thỉnh thoảng muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. “
a. Tìm và chỉ ra tác dụng của việc sử dụng từ láy trong đoạn văn trên.
b. Tìm và chỉ ra tác dụng của phép so sánh được sử dụng trong đoạn văn trên.
6. Đọc đoạn văn sau:
Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu.Cho ra kiểu cách con nhà võ. Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại.
a. Tìm các nghĩa của từ “tợn” có trong từ điển.
b. từ “tợn” trong đoạn văn trên được sử dụng với nghĩa nào trong những nghĩa có được ở câu a? Cho biết cơ sở xác định.
Bài làm:
5 a. Các từ láy: phanh phách, hủn hoẳn, phành phạch, giòn giã, rung rinh. Các từ láy góp phần diễn tả rõ ràng, chi tiết hơn vẻ đẹp cường tráng, khoẻ mạnh của chú Dế Mèn.
b. Những câu văn sử dụng phép so sánh: Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.
Tác dụng : Miêu tả những chiếc vuốt của Dế Mèn rất sắc nhọn, diễn tả sức mạnh của Dế Mèn.
6
a. Nghĩa của từ tợn:
Bạo đến mức liều lĩnh, không biết sợ hãi gì , lộ rõ vẻ thách thức.
Chỉ sự khác thường ở một mức độ cao (rét tợn)
b. từ “tợn” trong đoạn văn trên được sử dụng với nghĩa hiểu: Bạo đến mức liều lĩnh, không biết sợ hãi gì , lộ rõ vẻ thách thức.
Cơ sở để xác định là dựa vào nội dung những câu văn sau đó: Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại.
Xem thêm bài viết khác
- Những chi tiết miêu tả ngoại hình nhân vật “tôi” trong đoạn này là lời của ai? Điều này giúp em biết được gì về tính cách nhân vật?
- Câu chuyện trên kể bằng ngôi thứ mấy?
- Văn bản nào trong các văn bản Lao xao ngày hè, Thương nhớ bầy ong, Đánh thức trầu, Một năm ở tiểu học thuộc thể loại hồi kí? Dựa vào đâu em khẳng định như vậy?
- [Chân trời sáng tạo] Soạn văn 6 bài 4: Kể lại một trải nghiệm của bản thân
- [Chân trời sáng tạo] Soạn văn 6 bài 1: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân (Truyện dân gian Việt Nam)
- Từ “phồn hoa” trong dòng thơ thứ nhất nên được hiểu như thế nào? Liệu có thể thay từ “phồn hoa” bằng từ “phồn vinh” được hay không? Hãy lí giải
- Truyện Em bé thông minh kể về kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?
- [Chân trời sáng tạo] Soạn văn 6 bài 2: Em bé thông minh (Truyện dân gian Việt Nam)
- Trong đoạn văn sau, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả các loại bọ cánh cứng?
- Qua câu ca dao này, thành Thăng Long hiện lên trong tâm trí em như thế nào?
- So sánh hai câu dưới đây và rút ra tác dụng của việc dùng cụm danh từ là chủ ngữ của câu
- Em hãy chỉ ra đặc điểm của thể thơ lục bát thể hiện qua bài ca dao 3