Văn bản nào trong các văn bản Lao xao ngày hè, Thương nhớ bầy ong, Đánh thức trầu, Một năm ở tiểu học thuộc thể loại hồi kí? Dựa vào đâu em khẳng định như vậy?
1. Văn bản nào trong các văn bản Lao xao ngày hè, Thương nhớ bầy ong, Đánh thức trầu, Một năm ở tiểu học thuộc thể loại hồi kí? Dựa vào đâu em khẳng định như vậy?
2. Trong các văn bản hồi kí đã học, em thích nhất văn bản nào? Vì sao? Hãy tóm tắt nội dung văn bản ấy.
3. Khi viết một bài văn tả cảnh sinh hoạt, em cần lưu ý đến những gì?
Bài làm:
1. Các văn bản Lao xao ngày hè, Thương nhớ bầy ong, Một năm ở tiểu học là các văn bản hồi kí. Dựa vào đặc điểm của thể loại em có thể khẳng định như vậy:
- Văn bản kể lại chuỗi sự việc mà tác giả là người kể.
- Truyện là những sự việc có thật diễn ra tại quá khứ gắn với quãng đường thơ ấucủa tác giả.
- Nhân vật xưng “tôi”, người kể chuyện ngôi thứ nhất , là hình ảnh của tác giả trong tác phẩm và là hình bóng của tác giả ngoài đời.
- Văn bản có sự kết hợp giữa kể chuyện với miêu tả và biểu cảm.
2. Trong các văn bản đã học, em thích nhất là văn bản Thương nhớ bầy ong. Truyện kể lại về những ngày xưa, khi gia đình nhân vật tôi còn nuôi ong. Nhân vật yêu thích việc xem ong họp đàn. Và những lần ong trại đã để lại trong nhân vật những nỗi buồn không nói thành lời, giống như một phần linh hồn của mình đã san đi nơi khác. Và cuối cùng, nhân vật đúc rút ra cho mình có những vật vô tri vô giác, nhỏ nhẻ, vụn vặt đều mang linh hồn vương vấn với hồn ta và khiến ta yêu mến.
3. Khi viết một bài văn tả cảnh sinh hoạt, em cần lưu ý đến:
- Để tả cảnh sinh hoạt cần quan sát và dùng lời văn gợi tả, làm sống lại bức tranh sinh hoạt, giúp người đọc hình dung được rõ nét về không khí, đặc điểm nổi bật của cảnh.
- Cần giới thiệu được cảnh sinh hoạt, thời gian, địa điểm diễn ra cảnh sinh hoạt.
- Tả lại cảnh sinh hoạt theo trình tự hợp lí.
- Thể hiện được hoạt động của con người trong thời gian, không gian cụ thể.
- Gợi được quang cảnh, không khí chung, những hình ảnh tiêu biểu của bức tranh sinh hoạt.
- Sử dụng từ ngữ phù hợp, nêu được cảm nhận của người viết về cảnh được miêu tả.
- Đảm bảo cấu trúc bài văn ba phần.
Xem thêm bài viết khác
- Tạo ra từ ghép từ các tiếng dưới đây: ngựa, sắt, thi, áo
- Khi “đánh thức trầu”, cậu bé dường như không tin rằng trầu có thể nghe được điều mình nói mà còn muốn trầu nhìn thấy mình nữa. Các chi tiết nào cho em biết như vậy?
- Các thành phần chính trong câu thường được mở rộng bằng cách nào? Hiệu quả của việc mở rộng ấy là gì? Mở rộng các câu sau và cho biết cách thức mở rộng
- Hãy đoán xem Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm theo cách nào?
- [Chân trời sáng tạo] Soạn văn 6 bài 1: Sự tích Hồ Gươm (Truyện dân gian Việt Nam)
- Hình ảnh kinh thành Thăng Long được gợi lên trong bài ca dao số 1 có điểm gì đặc biệt? Soạn văn 6 trang 61 Chân trời sáng tạo
- [Chân trời sáng tạo] Soạn văn 6 bài 4: Bài học đường đời đầu tiên
- Em hãy điền vào hai bảng sau những chi tiết trong truyện Bánh chưng, bánh giầy thể hiện đặc điểm cốt truyện, nhân vật của truyền thuyết
- Theo em, vì sao mỗi khi muốn hái trầu vào ban đêm, cậu bé cũng bà và mẹ mình, phải gọi cho trầu tỉnh ngủ rồi mới xin “hái vài lá”? Điều này cho thấy cách đối xử với cây cối trong vườn của người dân quê như thế nào?
- Qua câu ca dao này, thành Thăng Long hiện lên trong tâm trí em như thế nào?
- [Chân trời sáng tạo] Soạn văn 6 bài 3: Ôn tập trang 79
- Khi đọc một văn bản truyền thuyết, cần lưu ý những đặc điểm nào của thể loại này? Câu 3 trang 36 Ngữ Văn 6 tập 1 CTST