Trắc nghiệm địa lý 12: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 1)
Bài có đáp án. Đề ôn thi cuối học kì 2 môn địa lý 12 phần 1. Học sinh ôn thi bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, học sinh bấm vào để xem đáp án. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Rừng xavan cây bụi gai hạn nhiệt đới khô xuất hiện chủ yếu ở vùng:
- A. khu vực Quảng Bình -Quảng trị
- B. sơn nguyên Đồng Văn
- C. Tây Nguyên
- D. khu vực Nam Trung Bộ
Câu 2: Từ Đông -Tây thiên nhiên phân hóa theo thứ tự là:
- A. vùng đồng bằng ven biển, vùng đồi núi và vùng biển-thềm lục địa.
- B. vùng đồi núi, vùng biển-thềm lục địa và vùng đồng bằng.
- C. vùng biển-thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi.
- D. vùng biển- thềm lục địa, vùng đồi núi và vùng đồng bằng
Câu 3: Nhiệt độ trung bình năm ở nước ta:
- A. Cao nhất ở miền Bắc
- B. Giảm dần từ Nam ra Bắc.
- C. Không khác nhau nhiều giữa các vùng.
- D. Tăng dần từ Nam ra Bắc.
Câu 4: Gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm:
- A. xuất hiện thành từng đợt từ tháng tháng 11đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô hoặc lạnh ẩm.
- B. hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô.
- C. kéo dài liên tục suốt 3 tháng với nhiệt độ trung bình dưới 20ºC
- D. hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô và lạnh ẩm.
Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không phải là biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa?
- A. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa chiếm ưu thế.
- B. Xâm thực mạnh ở miền đồi núi và bồi tụ nhanh ở đồng bằng.
- C. Thiên nhiên chia làm ba dải theo chiều Đông -Tây.
- D. Quá trình feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu.
Câu 6: Đai ôn đới gió mùa trên núi chỉ có ở:
- A. Hoàng Liên Sơn
- B. Pu đen đinh và Pu sam sao
- C. Hoàng Liên Sơn và Trường Sơn Nam
- D. Trường Sơn Nam
Câu 7: Nguyên nhân gây ra lũ quét ở nước ta là:
- A. Do mưa lớn trên địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn, lớp phủ thực vật mỏng...
- B. Mưa lớn có gió giật mạnh.
- C. Tác động của gió mùa Tây Nam.
- D. Tất cả đều đúng
Câu 8: Ba loại rừng nào được sự quản lí của nhà nước về quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển, sử dụng?
- A. Rừng đặc dụng, rừng sản xuất, rừng giàu.
- B. Rừng sản xuất, rừng giàu, rừng phòng hộ.
- C. Rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất.
- D. Rừng giàu, rừng phòng hộ, rừng đặc trưng
Câu 9: Nguyên nhân nào làm cho thiên nhiên Việt Nam khác hẳn với thiên nhiên các nước có cùng vĩ độ ở Tây, Đông Phi và Tây Phi?
- A. Đất nước hẹp ngang, trải dài trên nhiều vĩ độ.
- B. Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa.
- C. Việt Nam có bờ biển dài, khúc khuỷu
- D. Cả ba nguyên nhân trên.
Câu 10: Đặc trưng khí hậu của phần lãnh thổ phía Bắc là
- A. cận nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh.
- B.cận xích đạo gió mùa.
- C. nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
- D. nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh.
Câu 11: Trung bình mỗi năm ở nước ta có bao nhiêu cơn bão trực tiếp đổ bộ vào đất liền?
- A. Từ 7 -8 cơn bão.
- B. Từ 1 -2 cơn bão.
- C. Từ 3 -4 cơn bão.
- D. Từ 5 -6 cơn bão.
Câu 12: Những thuận lợi do tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa đối với sản xuất nông nghiệp nước ta là:
- A. Phát triển nền nông nghiệp lúa nước, đa dạng hoá cây trồng vật nuôi.
- B. Có ngành chăn nuôi phát triển quanh năm
- C. Nguồn nhiệt ẩm dồi dào, d phát triển ngành thủy sản
- D. Ý A và C đúng
Câu 13: Cho bảng số liệu:
Các loại đất | Đồng bằng sông Hồng | Đồng bằng sông Cửu Long |
Tổng diện tích đất | 2106,0 | 4057,6 |
Đất nông nghiệp | 869,3 | 2607,1 |
Đất lâm nghiệp | 519,8 | 302,1 |
Đất chuyên dùng | 318,4 | 262,7 |
Đất ở | 141,0 | 124,3 |
Đất chưa sử dụng | 357,5 | 761,4 |
(Nguồn: Niên giám thống k ê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)
Để thể hiện quy mô và cơ cấu sử dụng đất của ĐBSH và ĐBSCL, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
- A. Biểu đồ cột.
- B. Biểu đồ đường.
- C. Biểu đồ tròn.
- D. Biểu đồ miền.
Câu 14: Một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ rừng đang được triển khai ởnước ta hiện nay là :
- A. cấm không được khai thác và xuất khẩu gỗ tròn.
- B. nhập khẩu gỗ từ các nước để chế biến.
- C. nâng cao độ che phủ rừng.
- D. giao đất giao rừng cho nông dân.
Câu 15: Sự phân hóa địa hình: vùng biển- thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi là biểu hiện của sự phân hóa theo
- A. Đông -Tây.
- B. Bắc -Nam.
- C. Địa hình.
- D. Độ cao.
Câu 16: Cho bảng số liệu:
Một số chỉ số về nhiệt độ của Hà Nội và TP.HồChí Minh
Địa điểm | Nhiệt độ trung bình năm (0C) | Biên độnhiệt độ trung bình năm (0C) |
Hà Nội | 23,5 | 12,5 |
TP. HồChíMinh | 27,5 | 3,1 |
Nhận định nào sau đây là không đúng với bảng số liệu trên?
- A. Biên độ nhiệt độ trung bình năm TP Hồ Chí Minh thấp hơn Hà Nội
- B. Nhiệt độ trung bình năm Hà Nội thấp hơn TP HồChí Minh
- C. Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ Hà Nội vào TP.HCM
- D. Biên độ nhiệt trung bình năm giảm dần từ Hà Nội vào TP.HCM
Câu 17: Loại rừng cần phải bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học của các vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên về rừng và khu bảo tồn các loài:
- A. rừng đặc dụng
- B. rừng giàu
- C. rừng phòng hộ
- D. rừng sản xuất
Câu 18: Tài nguyên giữ vị trí quan trọng nhất Việt Nam hiện nay là:
- A. Tài nguyên nước.
- B. Tài nguyên đất.
- C. Tài nguyên khoáng sản.
- D. Tài nguyên sinh vật
Câu 19: Cho biểu đồ:
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
- A. Lượng mưa, lượng bốc hơi của Hà Nội, Huế và TPHCM
- B. Lượng mưa, lượng bốc hơi, cân bằng ẩm của Hà Nội và Huế
- C. Lượng mưa, lượng bốc hơi, cân bằng ẩm của Hà Nội và TPHCM
- D. Lượng mưa, lượng bốc hơi, cân bằng ẩm của Hà Nội, Huế và TPHCM
Câu 20: Ở miền Bắc nước ta, nhiệt độ vào mùa đông thấp là do:
- A. Chịu tác động của gió mùa Tây Nam.
- B. Chịu tác động của Biển Đông
- C. Dãy Trường Sơn chắn gió.
- D. Chịu tác động của gió mùa Đông Bắc.
Câu 21: Do đặc điểm nào mà dân cư ĐB sông Cửu Long phải “Sống chung với lũ’’?
- A. địa hình thấp so với mực nước biển
- B. lũ lên chậm và rút chậm
- C. cuộc sống ởđây gắn liền với cây lúa nước
- D. chế độnước lên xuống thất thường.
Câu 22: Dựa vào bảng sốliệu sau đây về diện tích rừng của nước ta qua một số năm (Đơnvị: triệu ha)
Năm | 1943 | 1975 | 1983 | 1990 | 1999 | 2003 | 2005 |
Tổng diện tích rừng | 14,3 | 9,6 | 7,2 | 9,2 | 10,9 | 12,1 | 12,7 |
Rừng tự nhiên | 14,3 | 9,5 | 6,8 | 8,4 | 9,4 | 10,0 | 10,2 |
Rừng trồng | 0,0 | 0,1 | 0,4 | 0,8 | 1,5 | 2,1 | 2,5 |
Để vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích rừng thì vẽ loại biểu đồ nào sau đây là hợp lý nhất?
- A. Biểu đồ cột chồng
- B. Biểu đồ cột nhóm
- C. Biểu đồ đường
- D. Biểu đồ hình tròn
Câu 23: Ranh giới phân chia khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam nước ta là:
- A. Dãy Hoành Sơn
- B. Dãy Bạch Mã.
- C. Dãy Hoàng Liên Sơn
- D. Dãy Trường Sơn Nam
Câu 24: Biên độ nhiệt năm ở phía Bắc cao hơn ở phía Nam, vì phía Bắc?
- A. tiếp giáp với vùng biển rộng lớn
- B. có một mùa đông lạnh.
- C. có một mùa hạcó gió phơn Tây Nam
- D. nằm gần xích đạo.
Câu 25: Ý kiến nào dưới đây không đúng với đặc điểm của gió mùa đông bắc?
- A. Thổi vào nước ta theo hướng Đông bắc
- B. Lạnh khô trong suốt mùa đông
- C. Lạnh khô vào đầu mùa, cuối mùa lạnh ẩm
- D. Hoạt động thành từng đợt, không liên tục
Câu 26: Vào đầu mùa hạ, gió mùa Tây Nam gây mưa cho khu vực nào?
- A.Tây Nguyên và đồngbằng Nam Bộ.
- B. Phía Bắc đèo Hải Vân.
- C. Trên cảnước.
- D. Đồng bằng Nam Bộ.
Câu 27: Biện pháp nào sau đây không đúng trong việc làm giảm thiệt hại do lũ quét gây ra?
- A. Cần quy hoạch các điểm dân cư tránh các vùng lũ quét nguy hiểm.
- B. Sử dụng đất đai hợp lý, kết hợp trồng rừng, đảm bảo thủy lợi.
- C. Phát quang các vùng có nguy cơ lũ quét, mở rộng dòng chảy.
- D. Áp dụng kĩ thuật nông nghiệp trên đất dốc để hạn chế dòng chảy trên mặt và chống xói mòn đất.
Câu 28: Nguyên nhân chính làm thiên nhiên phân hóa theo Đông -Tây ởvùng đồi núi phức tạp là do:
- A. Gió mùa và biển Đông
- B. Gió mùa và hướng các dãy núi
- C. Hướng các dãy núi và độcao địa hình.
- D. Gió mùa và độcao địa hình.
Câu 29: Hiện nay, sự phân bố hoạt động du lịch của nước ta phụ thuộc nhiều nhất vào?
- A. sự phân bố các tài nguyên du lịch.
- B. sự phân bố dân cư.
- C. sự phân bố các ngành sản xuất.
- D. sự phân bố các trung tâm thương mại.
Câu 30: Dựa vào Atlat Địa lí VN trang 12 thứ tự các vườn quốc gia từ Bắc xuống Nam là
- A. Bạch Mã, Cát Tiên, Cúc Phương, Ba Bể.
- B. Cát Tiên, Cúc Phương, Bạch Mã, Ba Bể.
- C. Ba Bể, Cúc Phương, Bạch Mã, Cát Tiên.
- D. Cúc Phương, Bạch Mã, Cát Tiên, Ba Bể.
Câu 31: Hướng gió chính gây mưa cho đồng bằng Bắc Bộ vào mùa hè là
- A. đông bắc
- B. tây nam
- C. tây bắc
- D. đông nam
Câu 32: Đối với đất ở miền núi phải bảo vệ bằng cách:
- A. Tăng cường bón phân, cải tạo thích hợp theo từng loại đất.
- B. Đẩy mạnh thâm canh, bảo vệvốn rừng.
- C. Áp dụng tổng thể các biện pháp thu lợi, canh tác nông- lâm.
- D. Nâng cao hiệu quả sử dụng, có chế độ canh tác hợp lý
Câu 33: Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu của phần lãnh thổ phía Nam (từ 160B trở vào)?
- A. Về mùa khô có mưa phùn.
- B. Không có tháng nào nhiệt độ dưới 200C
- C. Có hai mùa mưa và khô rõ rệt.
- D. Quanh năm nóng
Câu 34: Cho bảng số liệu:
TỔNG LƯỢNG MƯA TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM CỦA VIỆT NAM NĂM 2014(Đơn vị: mm)
Địa điểm | Tổng lượng mưa |
Lai Châu | 2267,2 |
Sơn La | 1414,6 |
Hà Nội | 1660,6 |
Huế | 2309,5 |
Đà Nẵng | 2224,1 |
Cà Mau | 2065,7 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)
Theo bảng trên, nhận xét nào sau đây đúng về tổng lượng mưa tại một số địa điểm của nước ta năm 2014?
- A. Tổng lượng mưa cao nhất ở Huế.
- B. Tổng lượng mưa thấp nhất ở Hà Nội.
- C. Tổng lượng mưa giảm dần từ Bắc vào Nam.
- D. Tổng lượng mưa tăng dần từ Bắc vào Nam.
Câu 35: Thời kì chuyển tiếp hoạt động giữa gió mùa Đông Bắc và Tây Nam là thời kì hoạt động mạnh.
- A. Gió mùa mùa hạ
- B. Gió mùa mùa đông
- C. Gió địa phương
- D. Gió Mậu dịch.
Câu 36: Nguyên nhân nào tạo ra tính chất gió mùa của khí hậu nước ta?
- A. chịu ảnh hưởng mạnh mẽcủa các khối khí hoạt động theo mùa
- B. nằm trong vùng nội chí tuyến có Mậu dịch bán cầu Bắc hoạt động quanh năm
- C. ở gần Xích đạo
- D. hoat động của dải hội tụ nhiệt đới
Câu 37: Hệ quả của hoạt động gió mùa đối với khí hậu nước ta là:
- Ở miền Bắc có mùa đông lạnh khô ít mưa, mùa hạnóng mưa nhiều
- Ở miền Nam có 2 mùa: mùa khô và mùa mưa rõ rệt
- Giữa Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô
- Khí hậu có 4 mùa rõ rệt
Có mấy ý đúng?
- A. 2
- B. 4
- C. 1
- D. 3
Câu 38: Thời kì nào không phải là mùa khô ở Tây Nguyên?
- A. Tháng 5 đến 10
- B. Tháng 11 đến 1
- C. Tháng 2 đến 4
- D. Tháng 11 đến 4
Câu 39: Lượng mưa trung bình năm của nước ta là:
- A. Từ 2500 đến 3000 mm.
- B. Từ 3000 đến 4000 mm.
- C. Từ 2000 đến 2500 mm.
- D. Từ 1500 đến 2000 mm.
Câu 40: Nguyên nhân dẫn đến ô nhim môi trường ở nước ta?
1. Nguồn nước bị nhiễm một số hóa chất độc hại có sẵn từ trong lòng đất.
2. Lượng thuốc trừsâu, phân bón hữu cơ dư thừa trong sản xuất nông nghiệp.
3. Nước thải công nghiệp đổ thẳng ra sông.
4. Nước thải sinh hoạt không qua sử lí thải trực tiếp xuống sông.
Có bao nhiêu nguyên nhân hợp lí?
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (P3)
- Trắc nghiệm địa lí 12: Kiểm tra học kì 1 (P3)
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 37 vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên (P1)
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm (P1)
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp (P3)
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (P2)
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 6: Đất nước nhiều đồi núi (P2)
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai (P1)
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 39 vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ (P1)
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp (P3)
- Trắc nghiệm địa lý 12: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 3)
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai (P2)