Trắc nghiệm địa lí 12 bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (P3)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 12 bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Địa hình núi cao hiểm trở nhất của nước ta tập trung ở :

  • A. Vùng núi Trường Sơn Nam.
  • B. Vùng núi Tây Bắc.
  • C. Vùng núi Trường Sơn Bắc.
  • D. Vùng núi Đông Bắc.

Câu 2: Hệ thống ngòi ở miền núi của ba miền tự nhiên có thế mạnh chung là:

  • A. giao thông.
  • B. thủy sản.
  • C. thủy điện.
  • D. bồi tụ phù sa.

Câu 3: Ở phần lãnh thổ phía Nam ( từ dãy Bạch Mã trở vào), nơi xuất hiện loại rừng thưa nhiệt đới khô nhiều nhất là:

  • A. Đông Nam Bộ
  • B. Cực Nam Trung Bộ
  • C. Vùng ven biển miền Trung
  • D. Tây Nguyên

Câu 4: Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ có đặc điểm tự nhiên nào dưới đây?

  • A. Hẹp ngang, bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ
  • B. Thềm lục địa khúc khuỷu với thềm lục địa hẹp
  • C. Các dạng địa hình bồi tụ, mài mòm xen kẽ lẫn nhau
  • D. Mở rộng ra biển và các bãi triều thấp phẳng

Câu 5: Địa hình vùng đồi trung du và bán bình nguyên của nước ta thể hiện rõ nhất ở :

  • A. Vùng đồi trung du thuộc dãy Trường Sơn Nam và Đông Nam Bộ.
  • B. Trên các cao nguyên xếp tầng ở sườn phía tây của Tây Nguyên.
  • C. Vùng đồi trung du thuộc dãy Trường Sơn Bắc và vùng thấp ở Tây Nguyên.
  • D. Rìa Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.

Câu 6: Cao nguyên đất đỏ ba dan rộng lớn nhất ở nước ta là :

  • A. Đắc Lắc
  • B. Lâm Viên.
  • C. Plây-cu.
  • D. Di Linh.

Câu 7: Vùng núi thượng nguồn sông Chảy có đặc điểm :

  • A. Cấu tạo chủ yếu bởi đá vội.
  • B. Gồm những đỉnh núi cao trên 2000 m.
  • C. Có cấu trúc vòng cung.
  • D. Chạy theo hướng tây bắc - đông nam.

Câu 8: ở cùng đồi núi nước ta, sự phân hóa thiên nhiên Đông – Tây chủ yếu do

  • A. Độ cao phân thành các bậc địa hình khác nhau
  • B. Tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi
  • C. Độ dốc của địa hình theo hướng tây bắc – đông nam
  • D. Tác động mạnh mẽ của con người

Câu 9: Ranh giới của vùng núi Tây Bắc là :

  • A. Sông Hồng và sông Đà.
  • B. Sông Đà và Sông Mã.
  • C. Sông Hồng và sông Cả.
  • D. Sông Hồng và sông Mã.

Câu 10: Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu củ phần lãnh thổ phía Nam ( từ dãy Bạch Mã trở vào)

  • A. Đới rừng cận xích đạo gió mùa
  • B. Đới rừng xích đạo
  • C. Đới rừng nhiệt đới gió mùa
  • D. Đới rừng lá kim

Câu 11: từ đông sang tây, từ biển vào đất liền, thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành 3 dải rõ rệt là

  • A. Vùng biển- vùng đất – vùng trời
  • B. Vùng biển và thềm lục địa – vùng đồng bằng ven biển – vùng đồi núi
  • C. Vùng biển và thềm lục địa – vùng đồi núi thấp – vùng đồi núi cao
  • D. Vùng biển – vùng đồng bằng – vùng cao nguyên

Câu 12: Đặc điểm địa hình KHÔNG đúng với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là:

  • A. gồm các khối núi cổ, sườn đông dốc mạnh, sườn tây thoải
  • B. thiên nhiên phân hóa theo đông – tây biểu hiện rõ rệt
  • C. các đồng bằng thu hẹp, hướng vòng cung của các dãy núi
  • D. có sự tương phản rõ khí hậu giữa hai sườn đông – tây của Trường Sơn Nam

Câu 13: Sông ngòi miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có đặc điểm:

  • A. dày đặc, chảy theo hướng vòng cung và tây bắc – đông nam
  • B. dày đặc, sông ngòi đều chảy theo hướng vòng cung của các dãy núi
  • C. dày đặc, sông ngòi đều chảy theo hướng tây bắc – đông nam
  • D. dày đặc, sông ngòi đều chảy theo hướng tây bắc – đông nam và hướng tây – đông
Câu 14: Cảnh quan rừng thưa nhiệt đới khô được hình thành nhiều nhất ở vùng nào?
  • A. Ven biển Bắc Trung Bộ.
  • B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
  • C. Tây Nguyên.
  • D. Nam Bộ.

Câu 15: Khí hậu vùng lãnh thổ phía Bắc KHÔNG có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Nhiệt độ trung bình năm trên 200C.
  • B. Có 2 – 3 tháng nhiệt độ dưới 180C
  • C. Biên độ nhiệt trung bình năm lớn.
  • D. Biên độ nhiệt năm thấp, có mùa đông lạnh.

Câu 16: Đây là hướng nghiêng của địa hình vùng Đông Bắc.

  • A. Tây bắc - đông nam.
  • B. Đông bắc - tây nam.
  • C. Bắc - nam.
  • D. Tây - đông.

Câu 17: Các sườn đồi ba dan lượn sóng ở Đông Nam Bộ được xếp vào loại địa hình :

  • A. Đồng bằng.
  • B. Các bậc thềm phù sa cổ.
  • C. Các cao nguyên.
  • D. Các bán bình nguyên.

Câu 18: Sự phân hóa thiên nhiên theo chiều Đông – Tây thể hiện rõ nhất ở:

  • A. sự phân hóa thiên nhiên giữa Đông Trường Sơn với Tây Trường Sơn
  • B. sự phân hóa của thành 3 dải địa hình
  • C. sự đối lập về mùa mưa và mùa khô giữa Tây Nguyên và ven biển Trung Bộ
  • D. sự đối lập về mùa mưa và mùa khô giữa Tây Nguyên và Đông Trường Sơn

Câu 19: Nguyên nhân chính làm thiên nhiên phân hóa theo Đông – Tây ở vùng đồi núi phức tạp là do:

  • A. Gió mùa và độ cao địa hình.
  • B. Gió mùa và biển Đông
  • C. Hướng các dãy núi và độ cao địa hình.
  • D. Gió mùa và hướng các dãy núi

Câu 20: Phạm vi đới cảnh quan rừng nhiệt đới gió mùa, biểu hiện rõ rệt nhất là:

  • A. từ dãy Bạch Mã trở ra.
  • B. từ dãy Hoành Sơn trở ra
  • C. từ dãy Hoành Sơn trở vào.
  • D. từ dãy Bạch Mã trở vào
Xem đáp án

=> Kiến thức Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng


Trắc nghiệm địa lí 12 bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (P2) Trắc nghiệm địa lí 12 bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (P1)
  • 40 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021