Trắc nghiệm địa lí 12 Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Tiếp) P3
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 12 bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Tiếp) P3. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Yếu tố nào không phải là thế mạnh của mạng lưới sông ngòi vùng đồng bằng sông Cửu Long:
- A. phát triển công nghiệp thuỷ điện.
- B. trồng lúa nước và cây ăn quả
- C. phát triển giao thông và du lịch sông nước
- D. chăn nuôi thuỷ sản nước mặn, nước lợ
Câu 2: Bảng số liệu:
Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm của thành phố Cần Thơ (°C)
Tháng | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
TP Cần Thơ | 26 | 27 | 28 | 30 | 29 | 29 | 28 | 28 | 28 | 28 | 28 | 27 |
Nhiệt độ trung bình năm của thành phố Cần Thơ (°C) là:
- A. 6
- B. 27
- C. 28
- D. 29
Câu 3: Nguồn thuỷ năng trên hệ thống sông vùng nào hiện nay được khai thác tích cực nhất?
- A. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Bắc
- B. Đông Nam Bộ và Tây Bắc
- C. Tây Nguyên và Nam Trung Bộ
- D. Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Hồng
Câu 4: Nguồn nước đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước cho cư dân đô thị hoặc các khu công nghiệp ở nước ta là:
- A. Sông suối
- B. Hồ thuỷ lợi
- C. Nước ngầm
- D. Nước mưa
Câu 5: Tính chất nào sau đây không phải là đặc điểm của sông ngòi Duyên hải miền Trung?
- A. Lòng sông cạn và nhiều cồn cát
- B. lũ lên xuống chậm và kéo dài
- C. dòng sông ngắn và dốc
- D. chế độ nước thất thường
Cho Bảng: Nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng của Hà Nội
Tháng | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Nhiệt độ (0C) | 16,4 | 17,0 | 20,2 | 23,7 | 27,3 | 28,8 | 28,9 | 28,2 | 27,2 | 24,6 | 21,4 | 18,2 |
Lượng mưa (mm) | 18,6 | 26,2 | 43,8 | 90,1 | 188,5 | 230,9 | 288,2 | 318 | 265,4 | 130,7 | 43,4 | 23,4 |
Câu 6: Hãy chọn dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện nhiệt độ và lượng mưa trung bình của Hà Nội.
- A. Biểu đồ đường
- B. Biểu đồ cột
- C. Biểu đồ cột và đường
- D. Biểu đồ cột nhóm
Câu 7: Biên độ nhiệt trung bình năm:
- A. giảm dần từ Bắc vào Nam.
- B. tăng dần từ Bắc vào Nam
- C. chênh lệch nhau ít giữa Bắc và nam.
- D. tăng, giảm tùy lúc.
Câu 8: Vùng có hệ thống đê điều phát triển nhất ở nước ta là:
- A. Đồng bằng Sông Hồng.
- B. Đồng bằng sông Cửu Long
- C. Đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh
- D. Đồng bằng Bình - Trị - Thiên
Câu 9: Trong những đặc điểm sau, đặc điểm nào không phù hợp với địa hình nước ta
- A. phân bậc rõ rệt với hướng nghiêng Tây Bắc – Đông Nam là chủ yếu.
- B. có sự tương phản phù hợp giữa núi đồi, đồng bằng, bờ biển và đáy ven bờ.
- C. địa hình đặc trưng của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
- D. địa hình ít chịu tác động của các hoạt động kinh tế, xã hội.
Câu 10: Mạng lưới sông ngòi ở nước ta hoàn toàn không có nguồn thuỷ năng để khai thác thuộc vùng:
- A. Đồng bằng sông Cửu Long.
- B. Bắc Trung Bộ.
- C. Nam Trung Bộ.
- D. Đông Bắc.
Câu 11: ở nước ta, hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm là
- A. Rừng gió mùa thường xanh
- B. Rừng rậm nhiệt đới ẩm là rộng thường xanh
- C. Rừng gió mùa nửa rụng lá
- D. Rừng thưa khô rựng lá
Câu 12: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp ở nước ta là
- A. Làm giảm chất lượng của các sản phẩm nông nghiệp
- B. Làm cho sản xuất nông nghiệp mang tính đọc canh lúa nước
- C. Làm năng suất nông nghiệp giảm
- D. Làm tăng tính bấp bênh của sản xuất nông nghiệ
Câu 13: Biểu hiện của địa hình bị xâm thực mạnh ở miền núi là:
- A. bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi, đất trượt, đá lở
- B. lũ quét tạo thành lượng bùn cát lớn
- C. cấu trúc đa dạng
- D. núi trẻ, phân bậc rõ rệt
Câu 14: Quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình nước ta hiện tại là:
- A. xâm thực - bồi tụ.
- B. bồi tụ - xâm thực.
- C. bồi tụ.
- D. xâm thực
Câu 15: Dạng địa hình bị xâm thực mạnh ở miền núi nước ta là:
- A. bào mòn, rửa trôi đất, làm trơ sỏi đá
- B. tích tụ đất đá thành nón phóng vật ở chân núi
- C. bề mặt có nhiều hẻm vực, khe sâu
- D. tạo thành địa hình cácxtơ, nhiều nơi trơ sỏi đá, đồi thấp, thung lũng rộng
Câu 16: Đất feralit ở nước ta thường bị chua vì:
- A. có sự tích tụ nhiều ôxít sắt .
- B. có sự tích tụ nhiều ôxít nhôm .
- C. mưa nhiều rửa trôi các chất badơ dễ tan.
- D. quá trình phong hoá diễn ra với cường độ mạnh.
Câu 17: Sự phân hoá lượng nước theo mùa là kết quả của:
- A. Sự phân bố lượng mưa.
- B. Sự phân bố dân cư.
- C. Sự phân bố các dạng địa hình.
- D. Sự phân bố của thảm thực vật.
Câu 18: thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta có ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất tới loại hoạt động
- A. Sản xuất công nghiệp
- B. Sản xuất nông nghiệp
- C. Thương mại
- D. Du lịch
Câu 19: Quá trình bồi tụ ở đồng bằng sông Cửu Long mỗi năm vài chục mét, thường xuất hiện ở:
- A. phía Đông Nam.
- B. phía Tây Nam.
- C. phía Bắc.
- D. phía Tây Bắc
Câu 20: Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 11, vùng tập trung diện tích đát mặn có quy mô lớn nhất ở nước ta là
- A. Đông Bắc
- B. Đồng bằng sông Hồng
- C. Duyên hải miền Trung
- D. Đồng bằng sông Cửu Long
Câu 21: Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 11, hai loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở vùng Đông Nam Bộ là
- A. Dất feralit trên đá badan, đất xám trên phù sa cổ
- B. Đất phù sa sông, đát xám trên phù sa cổ
- C. Đất phèn, đất feralit trên đá badan
- D. Đất xám trên phù sa cổ, đát feralit trên đá vôi
Câu 22: Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 11, phần lớn diện tích đất cát biển ở nước ta phân bố ở?
- A. Đồng bằng Thanh- Nghệ-Tĩnh
- B. Đồng bằng ssong Hồng
- C. Đồng bằng duyên hải miền Trung
- D. Đồng bằng sống Cửu Long
Câu 23: Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 12, khu vực phân bố chủ yếu của loại bò tót thuộc phần khu vực địa lí động vật là
- A. Khu Đông Bắc
- B. Khu Bắc Trung Bộ
- C. Khu Trung Trung Bộ
- D. Khu Nam Trung B
Câu 24: Chế độ nước sông ở miền Bắc nước ta:
- A. điều hòa quanh năm.
- B. đóng băng vào mùa Đông.
- C. lũ vào mùa mưa, mùa khô thiếu nước.
- D. lên xuống quanh năm.
Câu 25: Loại đất nào đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm nhất là miền đồi núi?
- A. Đất xám bạc màu.
- B. Đất phù sa.
- C. Đất feralit.
- D. Đất bazan.
=> Kiến thức Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Tiếp)
Trắc nghiệm địa lí 12 Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Tiếp) P2 Trắc nghiệm địa lí 12 Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Tiếp) P1
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 37 vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên (P2)
- Trắc nghiệm địa lí 12: Kiểm tra học kì 1 (P4)
- Trắc nghiệm địa lí 12: Kiểm tra học kì 1 (P1)
- Trắc nghiệm địa lý 12: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 6)
- Trắc nghiệm địa lí 12: Kiểm tra học kì 1 (P3)
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (P1)
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp (P2)
- Trắc nghiệm địa lí 12 Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Tiếp) P3
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 16: Đặc điểm dân số và Phân bố dân cư nước ta (P2)
- Trắc nghiệm địa lí 12: Kiểm tra học kì 2 (P1)
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 8: Thiên nhiên ảnh hưởng sâu sắc của biển (P2)
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 35 vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở Bắc Trung Bộ (P1)