Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Tiếp)
Dưới đây, KhoaHoc giới thiệu đến các bạn bài thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. Đền với bài học này, các bạn sẽ biết được tại sao nước ta lại có khí hậu như vậy? Và tính chất khí hậu đó đã tác động như thế nào đền thiên nhiên nước ta? Đồng thời, KhoaHoc cũng sẽ hướng dẫn bạn giải đáp tất cả các câu hỏi liên quan đến bài này. Hứa hẹn đây sẽ là bài học hấp dẫn đối với các bạn.
A. Ôn tập lí thuyết
2.Các thành phần tự nhiên khác.
a. Địa hình.
* Xâm thực mạnh ở miền đồi núi.
- Trên các sườn dốc, mất lớp phủ thực vật, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị bào mòn rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá; hiện tượng đất trượt, đá lở.
- Ở vùng núi đá vôi hình thành địa hình cácxtơ với các hang động , suối cạn, thung khô.
- Các vùng đồi thềm phù sa cổ, địa hình bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng.
* Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu:
- Rìa phía đông nam các đồng bằng châu thổ sông Hồng và phía tây nam đồng bằng châu thổ sông Cửu Long hằng năm lấn ra biển từ vài chục đến gần trăm mét.
=> Như vậy, quá trình xâm thực – bồi tụ là quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình Việt Nam hiện tại.
b. Sông ngòi.
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc. Có hơn 2.360 con sông dài trên 10 km, dọc bờ biển cứ 20 km lại gặp một cửa sông, nhưng phần lớn là sông nh
- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa:
- Chế độ nước theo mùa : Mùa lũ tương ứng với mùa mưa ,mùa cạn tương ứng với mùa khô.
- Chế độ mưa thất thường nên chế độ dòng chảy sông cũng thất thường.
c. Đất.
- Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm. Đất dễ bị suy thoái.
=>nhiệt ẩm cao, quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh, mưa nhiều rửa trôi các chất bazơ dễ tan làm đất chua, đồng thời có sự tích tụ ôxit sắt và ôxit nhôm tạo ra màu đỏ vàng , đất feralit là loại đất chính ở vùng đồi núi nước ta
d. Sinh vật.
- Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng là rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.
- Thành phần sinh vật và các loài nhiệt đới chiếm ưu thế: họ đậu, Dâu tằm, Dầu…động vật là các loài chim, thú nhiệt đới.
- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit là cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta.Có sự xuất hiện các thành phần cận nhiệt đới và ôn đới trên núi cao.
3.Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa dến hoạt động sản xuất và đời sống.
*Thuận lợi:
- Tạo điều kiện phát triển nền nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi
- Có đk phát triển các ngành kinh tế: lâm nghiệp, thủy sản, GTVT,du lịch…
* Khó Khăn:
- Các hoạt động GTVT,du lịch, CN khai thác…chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân hóa khí hậu, chế độ nước sông.
- Độ ẩm cao => khó khăn quản lí máy móc, thiết bị, nông sản.
- Thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán,mưa đá, rét đậm, rét hại, sương muối…gây tổn thất lớn cho SX và đời sống.
- Môi trường thiên nhiên dể bị suy thoái
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1. Vì sao địa hình đồi núi nước ta bị xâm thực mạnh?
Câu 2. Hãy nêu ảnh hưởng của địa hình xâm thực, bồi tụ mạnh đến việc sử dụng đất ở nước ta?
Câu 3. Vì sao sông ngòi nước ta có đặc điểm nêu trên?
Câu 4. Đất feralit có đặc tính gì và ảnh hưởng như thế nào đến việc sử dụng đất trong trồng trọt?
Câu 5. Hãy nêu biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần địa hình, sông ngòi ở nước ta?
Câu 6. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện qua các thành phần đất, sinh vật và cảnh quan thiên nhiên như thế nào?
Câu 7. Hãy nêu ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống?
=> Trắc nghiệm địa lí 12 Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Tiếp) P3
Xem thêm bài viết khác
- Tại sao việc tăng cường kết cấu hạ tầng giao thông vận tải có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng?
- Dựa vào hình 9.3 hãy nhận xét về hướng di chuyển và tàn suất của bão vào Việt Nam. Cho biết vùng nào chịu ảnh hưởng nhiều nhất của bão?
- Tại sao “Sống chung với lũ" là cách ứng xử tốt nhất đối với tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long?
- Tại sao nói: Sự phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện đảo có ý nghĩa chiến lược hết sức to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện tại cũng như trong tương lai?
- Nêu các vùng hay xảy ra ngập lụt, lũ quét, hạn hán ở nước ta. Cần làm gì để giảm nhẹ tác hại của các loại thiên tai này? Ở nước ta động đất hay xảy ra ở những vùng nào?
- Nguyên nhân nào đã làm suy giảm số lượng loài động thực vật tự nhiên?
- Hãy kể tên các đô thị trực thuộc trung ương của nước ta? Vai trò của các đô thị đó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước?
- Căn cứ vào số liệu của bảng thống kê, hãy phân tích thực trạng phát triển kinh tế của các vùng kinh tế trọng điểm?
- Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp
- Nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo nông thôn và thành thị nước ta.
- Địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam khác nhau như thế nào?
- Tại sao nói việc đảm bảo an toàn lương thực là cơ sở để đa dạng hóa nông nghiệp ?