Giải bài 41 địa lí 12 vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
Để hiểu được đặc điểm tự nhiên, của đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), với những thế mạnh và hạn chế của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Cũng như nhận thức được vấn đề cấp thiết và những biện pháp hàng đầu trong việc sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên nhằm biến ĐBSCL thành một khu vực kinh tế quan trọng của cả nước, chúng ta cùng đến với bài “Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long” địa lí 12.
A. Kiến thức trọng tâm
1. Các bộ phận hợp thành của đồng bằng sông Cửu Long
- Lãnh thổ: gồm có 13 tỉnh, thành phố.
- Vị trí: tiếp giáp Đông Nam Bộ, Campuchia, Vịnh Thái Lan và Biển Đông
- Là châu thổ lớn nhất nước ta, bao gồm:
- Phần đất liền nằm trong phạm vi tác động trực tiếp của sông Tiền và sông Hậu (Thượng và hạ châu thổ)
- Phần nằm ngoài phạm vi tác động trực tiếp của 2 sông trên (Đồng bằng Cà Mau).
2. Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu
Tự nhiên | Thế mạnh | Hạn chế |
Đất | Chủ yếu về chất lượng và số lượng. Đất phù sa ngọt màu mỡ nhất, chiếm diện tích khá lớn … | Đất phèn, đất mặn nhiều , đất thiếu dinh dưỡng , quá chặt, khó thoát nước . |
Khí hậu | Tính chất cận xích đạo, nguồn nhiệt cao, lượng mưa lớn . | Mùa khô kéo dài, thiếu nước Các thiên tai khác: lũ lụt… |
Sông ngòi | Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt | Mùa khô thiếu nước, tăng độ nhiễm phèn, mặn . |
Sinh vật | Thực vật : rừng tràm , rừng ngập mặn Động vật : cá , chim … Tài nguyên biển phong phú ,hàng trăm bãi cá, bãi tôm…. | Có nguy cơ giảm thành phần loài . |
Khoáng sản | Dầu khí, đá vôi, than bùn … | Khoáng sản hạn chế, gây trở ngại cho sự phát triển kinh tế xã hội . |
3. Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long
- Việc sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long là một vấn đề cấp bách để vùng này trở thành vùng kinh tế quan trọng .
- Biện pháp:
- Phát triển thủy lợi: chống úng lụt trong mùa mưa, thau chua rửa mặn trong mùa khô .
- Khai hoang mở rộng diện tích gieo trồng kết hợp cải tạo đất, lai tạo giống mới.
- Cần duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng.
- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế hợp lí.
- Vùng biển: kết hợp mặt biển với đảo, quần đảo, đất liền kinh tế liên hoàn.
- Chủ động sống chung với lũ.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài
Câu 1: Trang 185 – sgk địa lí 12
Hãy kể tên 13 tỉnh, thành phố ở Đồng bằng sông Cửu Long?
Câu 2: Trang 186 – sgk địa lí 12
Tài nguyên đất ở Đồng bằng Sông Cửu Long có thuận lợi và khó khăn như thế nào đối với việc phát triển nông nghiệp?
Câu 3: Trang 187 – sgk địa lí 12
Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước?
Câu 4: Trang 188 – sgk địa lí 12
Dựa vào hình 41.3, hãy so sánh cơ cấu sử dụng đất giữa đồng bằng sông Cửu Long với đồng bằng sông Hồng?
Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1: Trang 189 – sgk địa lí 12
Tại sao phải đặt vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng Sông Cửu Long?
Câu 2: Trang 189 – sgk địa lí 12
Phân tích các thế mạnh và hạn chế về mặt tự nhiên và ảnh hưởng của nó đối với việc phát triển kinh tế xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long?
Câu 3: Trang 189 – sgk địa lí 12
Để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng Sông Cửu Long cần phải giải quyết những vấn đề chủ yếu nào? Tại sao?
Câu hỏi: Tại sao “Sống chung với lũ" là cách ứng xử tốt nhất đối với tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long?
Câu hỏi: Nêu những biểu hiện chứng tỏ vùng đồng bằng sông Cửu Long vẫn chưa khai thác hết các tiềm năng cho việc sản xuất lương thực?
Câu hỏi: Tại sao trong thời gian vừa qua, tình trạng ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long lại diễn ra hết sức nghiêm trọng?
Xem thêm bài viết khác
- Hãy giải thích vì sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay?
- Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ từng ngành kinh tế của nước ta hiện nay?
- Hãy lấy ví dụ chứng minh rằng các điều kiện tự nhiên tạo ra nền chung của sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp, còn các nhân tố kinh tế xã hội làm phong phú thêm và làm biến đổi sự phân hóa đó.
- Nhận xét về biến động diện tích rừng qua các giai đoạn 1943 – 1983 và 1983 – 2005. Vì sao có sự biến động đó?
- Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
- Tại sao lại giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn?
- Tại sao có thể nói sự hình thành cơ cấu nông – lâm-ngư nghiệp của vùng góp phần tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian?
- Để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng Sông Cửu Long cần phải giải quyết những vấn đề chủ yếu nào? Tại sao?
- Tại sao việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải sẽ tạo bước ngoặt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng?
- Hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ?
- Tại sao nói việc phát huy các thế mạnh của Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa kinh tế lớn, ý nghĩa chính trị, xã hội sậu sắc?
- Vì sao nước ta phải thực hiện phân bố lại dân cư cho hợp lí? Nêu một số phương hướng và biện pháp đã thực hiện trong thời gian qua?