Dựa vào biểu đồ hình 33.1 sgk, hãy trình bày các thế mạnh của Đồng bằng sông Hồng?
Câu 2: Trang 150 – sgk địa lí 12
Dựa vào biểu đồ hình 33.1 sgk, hãy trình bày các thế mạnh của Đồng bằng sông Hồng?
Bài làm:
Vị trí địa lí:
- Giáp Trung du – miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và vịnh Bắc Bộ.
- Gần các vùng giàu tài nguyên khoáng sản và thủy điện lớn nhất nước ta.
- Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
=>Ý nghĩa: Nằm ở trung tâm Bắc Bộ, giống như chiếc cầu nối giữa Đông Bắc, Tây Bắc với vùng Bắc Trung Bộ và biển Đông. Việc giao lưu kinh tế với các vùng khác và với nước ngoài trở nên thuận lợi, dễ dàng hơn.
Tài nguyên thiên nhiên:
- Đất nông nghiệp: diện tích khoảng 760.000 ha (chiếm 51,2%), trong đó 70% có độ phì cao và trung bình, có giá trị lớn về sản xuất nông nghiệp. Tỉ lệ đất nông nghiệp đã được sử dụng rất cao tới gần 82,5%.
- Địa hình: bằng phẳng thuận lợi cho canh tác nông nghiệp quy mô lớn, phân bố dân cư, nhà máy sản xuất thuận lợi.
- Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh làm cho cơ cấu cây trồng đa dạng.
- Tài nguyên nước: phong phú bao gồm nước sông (hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình), nước ngầm, nước nóng, nước khoáng có chất lượng. Đảm bảo cho sản xuất và sinh hoạt. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản khoảng 90,3 nghìn ha năm (2005).
- Tài nguyên biển: bờ biển dài 400 km, vùng biển có tiềm năng lớn để phát triển nhiều ngành kinh tế (đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, giao thông, du lịch), có ngư trường trọng điểm Hải Phòng – Quảng Ninh, cảng Hải Phòng…
- Khoáng sản: đá vôi (Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình), sét cao lanh, than nâu, khí tự nhiên. Khí đốt đã được khai thác ở Tiền Hải (Thái Bình).
Điều kiện kinh tế – xã hội:
- Dân cư đông nên có nguồn lao động dồi dào, nguồn lao động này có nhiều kinh nghiệm và truyền thống trong sản xuất, chất lượng lao động cao. Đồng thời, tạo ra thị trường có sức mua lớn.
- Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời nên tập trung nhiều lễ hội, làng nghề, di tích văn hóa lịch sử, mạng lưới đô thị rất phát triển.
- Có sự đầu tư của Nhà nước và nước ngoài.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật và kết cấu hạ tầng phát triển mạnh (giao thông, điện, nước, thuỷ lợi, xí nghiệp, nhà máy…) thuộc loại tốt nhất cả nước.
Xem thêm bài viết khác
- Phân tích việc sử dụng đất nông nghiệp ở Trung du và miền núi nước ta? Tại sao sử dụng hợp lí đất đai ở đây trở thành vấn đề phát triển rất quan trọng?
- Dựa vào hình 6, nêu nhận xét về đặc điểm của vùng đồng bằng cen biển miền Trung?
- Tại sao nói việc phát triển cơ cấu nông –lâm-ngư nghiệp góp phần phát triển bền vững ở Bắc Trung Bộ?
- Hãy lập bảng tóm tắt những điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển của hoạt động khai thác thuỷ sản nước ta.
- Hãy nêu ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống?
- Tại sao việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn?
- Bài 16: Đặc điểm dân số và Phân bố dân cư nước ta Địa lí 12 trang 67
- Nền nông nghiệp nhiệt đới có những thuận lợi và khó khăn gì...?
- Quan sát hình 31.2 hãy nhận xét về sự thay đổi cơ cấu xuất, nhập khẩu của nước ta trong giai đoạn 1990 2005?
- Hãy nhận xét về cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt và xu hướng chuyển dịch cơ cấu của ngành này?
- Tại sao nói: “Sự phát triển kinh tế xã hội các huyện đảo có ý nghĩa chiến lược hết sức to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của nước ta hiện tại cũng như tương lai”?
- Vì sao giai đoạn Cổ kiến tạo được xem là giai đoạn có tính chất quyết định đến lịch sử phát triển lãnh thổ nước ta ?