Để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng Sông Cửu Long cần phải giải quyết những vấn đề chủ yếu nào? Tại sao?

  • 1 Đánh giá

Câu 3: Trang 189 – sgk địa lí 12

Để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng Sông Cửu Long cần phải giải quyết những vấn đề chủ yếu nào? Tại sao?

Bài làm:

Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta với nhiều thế mạnh thuận lợi để phát triển kinh tế- xã hội. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số vấn đề về sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên cần được giải quyết. Đó là:

  • Vấn đề sử dụng và cả tạo đất
  • Vấn đề nước ngọt- vấn đề quan trọng hàng đầu
  • Vấn đề duy trì, bảo vệ tài nguyên
  • Vấn đề thiên tai

Để giải quyết những vẫn đề này, đòi hỏi vùng phải có giải pháp.

  • Vấn đề sử dụng và cải tạo đất:

Đồng bằng sông Cửu long có 3 nhóm đất chính là đất phù sa, đất phèn và đất mặn. Tuy nhiên, phần lớn diện tích đồng bằng là đất phèn, đất mặn; ngoài ra còn có 1 số loại đất thiếu dinh dưỡng-> gây khó khăn cho việc sản xuất.

=>Vùng cần cải tạo đất mặn bằng biện pháp thau chua rửa mặn, đưa nước ngọt vào để rửa mặn…

  • Vấn đề về nước ngọt:

Ở ĐBSCLong, mùa khô kéo dài từ tháng XII đến tháng IV năm sau. Vì thế nước mặn xâm nhập vào đất liền, làm tăng độ chua và mặn trong đất. Do đó, nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô ở ĐBSCLong...

=> Khai thác nguồn nước ngầm, nước ngọt ở các sông tiền và sông hậu để thau chua rửa mặn cho đất cũng như để sinh hoạt, sản xuất…

  • Vấn đề duy trì, bảo vệ tài nguyên rừng:

Tài nguyên rừng: Trong những năm gần đây, diện tích rừng bị giảm sút do nhu cầu tăng diện tích đất nông nghiệp thông qua các chương trình di dân khai khẩn đất hoang hóa, phát triển nuôi tôm và do cháy rừng. Vì vậy, bảo vệ rừng là nhân tố quan trọng nhất đảm bảo sự cân bằng sinh thái, rừng cần được bảo vệ, phát triển trong mọi dự án khai thác.

=> Cần phải duy trì và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng, rừng cần được bảo vệ trong mọi dự án khai thác và thực hiện nông – lâm –ngư kết hợp.

  • Về vấn đề thiên tai: Ở đồng bằng sông Cửu Long lũ lớn gây ngập lụt trên diện tích rộng với thời gian kéo dài có tác động tiêu cực đối với các hoạt động kinh tế - xã hội. Ngược lại, lũ nhỏ làm tổn hại đến nguồn lợi kinh tế do lũ hàng năm mang lại như: bổ sung lớp phù sa, nguồn thuỷ sản nước ngọt, vệ sinh đồng ruộng….
  • 13 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Địa lí 12