Phân tích các thế mạnh và hạn chế về mặt tự nhiên và ảnh hưởng của nó đối với việc phát triển kinh tế xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long?
Câu 2: Trang 189 – sgk địa lí 12
Phân tích các thế mạnh và hạn chế về mặt tự nhiên và ảnh hưởng của nó đối với việc phát triển kinh tế xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long?
Bài làm:
Thế mạnh về mặt tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long là:
- Vị trí địa lí: tiếp giáp Đông Nam Bộ, Campuchia và Biển Đông, thuận lợi cho việc phát triển KT, nhất là đối với Đông Nam Bộ.
- Lãnh thổ và địa hình: Đây là đồng bằng châu thổ lớn nhất, bao gồm :Phần nằm trong phạm vi tác động trực tiếp của sông Tiền và sông Hậu (thượng và hạ châu thổ) và Phần nằm ngoài phạm vi tác động trực tiếp của sông Tiền và sông Hậu.
- Đất: diện tích rộng, đặc biệt là 1,2 triệu đất phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu. Cùng với các loại đất phù sa khác (đất phèn, đất mặn), đất đai ở Đổng bằng sông Cửu Long là một thế mạnh quan trọng hàng đầu để phát triển trên quy mô lớn sản xuất cây hàng năm, đặc biệt là cây lúa.
- Khí hậu: thể hiện rõ rệt tính chất cận xích đạo. Tổng số giờ nắng trung bình năm là 2.200 - 2.700 giờ. Chế độ nhiệt cao, ổn dịnh với nhiệt độ trung bình năm 25127oC. Lượng mưa lớn (1.300 - 2.000mm), tập trung vào các tháng mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11). Với khí hậu như vậy, hoạt động sản xuất diễn ra liên tục quanh năm.
- Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt cắt xẻ châu thổ thành những ô vuông, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông, sản xuất và sinh hoạt.
- Sinh vật: thảm thực vật gồm hai thành phần chủ yếu là rừng ngập mặn (Cà Mau, Bạc Liêu...) và rừng tràm (Kiên Giang, Đồng Tháp), về động vật, có giá trị hơn cả là cá và chim. Tài nguyên biển: hết sức phong phú với hàng trăm bãi cá, bãi tôm và hơn nửa triệu ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản.
- Các loại khoáng sản chủ yếu: đá vôi (Hà Tiên, Kiên Lương) và than bùn (U Minh, tứ giác Long Xuyên…), đất sét (nhiều nơi) và dầu khí ở vùng thềm lục địa.
Hạn chế về mặt tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long:
- Diện tích đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn lớn và đang có xu hướng mở rộng.
- Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, làm tăng độ mặn trong đất, thủy triều xâm nhập sâu vào nội địa gây trở ngại cho sản xuất và sinh hoạt.
- Khoáng sản của vùng khá nghèo nàn…
Xem thêm bài viết khác
- Hãy quan sát bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, nêu dẫn chứng về mối quan hệ đó?
- Dựa vào kiến thức đã học, em hãy nêu khái niệm đô thị hóa?
- Hãy nêu nguyên nhân gây mất cân bằng sinh thái môi trường và các biểu hiện của tình trạng này ở nước ta?
- Bài 1: Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập
- Dựa vào bảng số liệu sau: Hãy so sánh nhận xét về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm trên. Giải thích?
- Vì sao cây công nghiệp lâu năm đóng vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp của nước ta?
- Bài 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng
- Tại sao trong khai thác tài nguyên rừng ở Tây Nguyên, cần hết sức chú trọng khai thác đi đôi với tu bổ và bảo vệ vốn rừng?
- Hãy trình bày các thế mạnh đối với việc phát triển kinh tế xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?
- Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
- Giải bài 37 địa lí 12 vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- Thực hành bài 23: Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt Địa lí 12 trang 98