Hãy phân tích khả năng và hiện trạng phát triển cây công nghiệp và cây đặc sản của vùng?
Câu 2: Trang 149 – sgk địa lí 12
Hãy phân tích khả năng và hiện trạng phát triển cây công nghiệp và cây đặc sản của vùng?
Bài làm:
Khả năng phát triển cây công nghiệp và cây đặc sản của vùng là:
- Đất: Có phần lớn là đất Feralit trên đá phiến, đá vôi và một số đất phù sa cổ ở dọc các thung lũng sông và cánh đồng ở miền núi…
- Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc nên có mùa đông lạnh nhất. Do đó vùng thích hợp trồng các loại cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới và ôn đới.
- Ngoài ra, ở vùng núi giáp biên giới Cao Bằng, Lạng Sơn, trên vùng núi cao Hoàng Liên Sơn có điều kiện khí hậu thuận lợi cho trồng các loại cây thuốc quí (tam thất, đương quy, đỗ trọng, hồi, thảo quả…), các cây ăn quả (mận, đào và lê). Ở Sa Pa có thể trồng rau ôn đới và sản xuất hạt giống quanh năm, trồng hoa xuất khẩu.
- Khả năng mở rộng diện tích và nâng cao năng suất cây CN, cây đặc sản và cây ăn quả của vùng còn rất lớn.
- Người dân nơi đây có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, vùng cũng đã bắt đầu xuất hiện các cơ sở công nghiệp chế biến…
- Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số khó khăn như khí hậu mùa đông rét đậm rét hại, sương muối khiến cây khó phát triển. Mạng lưới giao thông còn thấp kém chưa được đầu tư nhiều, các cơ sở công nghiệp chế biến chưa thực sự tương xứng với tiềm năng hiện có của vùng…
Hiện trạng cây công nghiệp và cây đặc sản của vùng là:
- Cây công nghiệp: Đây là khu vực trồng chè lớn nhất cả nước với các loại chè nổi tiếng ở Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái…
- Rau, quả: Các loại rau ôn đới, các loại quả táo, lê, mận, đào…
- Cây dược liệu: Hồi, tam thất, đỗ trọng….ở các khu vực Hoàng Liên Sơn, Cao Bằng, Lạng Sơn…
Xem thêm bài viết khác
- Việc tăng cường hợp tác của nước ta với các nước láng giềng có ý nghĩa như thế nào trong giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa?
- Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang Du lịch), chứng minh rằng ngành du lịch nước ta phát triển nhanh trong giai đoạn 1995 - 2007
- Hãy so sánh các thế mạnh và thực trạng phát triển kinh tế của ba vùng kinh tế trọng điểm?
- Hãy xác định trên hình 36 các tuyến đường bộ, đường sắt chủ yếu, các cảng và sân bay ở Duyên hải Nam Trung Bộ?
- Câu 3: Điền các nội dung thích hợp vào bảng theo mẫu:
- Bài 18: Đô thị hóa Địa lí 12 trang 77
- Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm? Vì sao công nghiệp năng lượng trở thành ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta?
- Dựa vào hình 41.3, hãy so sánh cơ cấu sử dụng đất giữa đồng bằng sông Cửu Long với đồng bằng sông Hồng?
- Căn cứ vào bảng niên biểu địa chất, hãy cho biết trước Đại Cổ sinh là các đại nào? Chúng kéo dài và cách đây khoảng bao nhiêu năm?
- Hãy kể tên 13 tỉnh, thành phố ở Đồng bằng sông Cửu Long?
- Giải bài 34 địa lí 12: Phân tích mối quan hệ giữa dân số đối với sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng
- Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp