Hãy lấy ví dụ chứng minh rằng các điều kiện tự nhiên tạo ra nền chung của sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp, còn các nhân tố kinh tế xã hội làm phong phú thêm và làm biến đổi sự phân hóa đó.
Câu 4: Hãy lấy ví dụ chứng minh rằng các điều kiện tự nhiên tạo ra nền chung của sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp, còn các nhân tố kinh tế - xã hội làm phong phú thêm và làm biến đổi sự phân hóa đó.
Bài làm:
Chúng ta thường nghe rằng: “các điều kiện tự nhiên tạo ra nói chung của sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp, còn các nhân tố kinh tế - xã hội làm phong phú thêm và làm biến đổi sự phân hóa đó”.
Đó là điều hoàn toàn đúng bởi vì:
Thứ nhất, điều kiện tự nhiên tạo ra nền chung của sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp.
Rõ ràng, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào các nhân tố tự nhiên, đặc biệt là đất và khí hậu. Trong điều kiện của nền kinh tế tự cấp, tự túc, sản xuất nhỏ thì sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp bị chi phối chủ yếu bởi các điều kiện tự nhiên.
Ví dụ: Nước ta có 2 nhóm đất chính là đất feralit ở miền núi (thích hợp để trồng các cây công nghiệp lâu năm) và đất phù sa cổ ở đồng bằng (thích hợp trồng các cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả,...).
Khí hậu nước ta có sự phân hóa đa dạng tạo nên sự đa dạng về cơ cấu cây trồng vì có sự khác nhau giữa các vùng. Chẳng hạn, ở Đông Nam Bộ chủ yếu là các cây công nghiệp nhiệt đới (cao su, cà phê, điều,...) còn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trẩu, sở, hồi,...).
Thứ hai, Các nhân tố kinh tế - xã hội làm phong phú thêm và làm biến đổi sự phân hóa đó:
Đầu tiên, các yếu tố kinh tế xã hội tạo ra sự phân hóa thực tế sản xuất nông nghiệp của các vùng. Từ đó, du nhập các giống cây trồng, vật nuôi đã làm phong phú thêm các giống cây trồng, vật nuôi vốn đã có ở nước ta.
Các nhân tố kinh tế - xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển, làm thay đổi sự phân bố sản xuất.
Khi đã trở thành nền nông nghiệp hàng hóa, thì các nhân tố kinh tế - xã hội tác động rất mạnh, làm cho sự chuyển biến càng thêm rõ nét.
Xem thêm bài viết khác
- Nêu các biện pháp bảo vệ đất đồi núi và cải tạo đất đồng bằng?
- Quan sát biểu đồ (hình 26.1 trang 113 SGK), hãy nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành của nước ta.
- Trình bày sự khác nhau về điều kiện sản xuất cây công nghiệp giữa vùng Trung du và miền núi phía Bắc và vùng Đông Nam Bộ?
- Phân tích việc sử dụng đất nông nghiệp ở Trung du và miền núi nước ta? Tại sao sử dụng hợp lí đất đai ở đây trở thành vấn đề phát triển rất quan trọng?
- Dựa vào hình 30 (hoặc Atlat địa lí Việt Nam) hãy kể tên một số tuyến đường bộ quan trọng theo hướng đông – tây.
- Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày sự khác biệt về đặc điểm mạng lưới đô thị giữa hai vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên?
- Căn cứ vào số liệu của bảng thống kê, hãy phân tích thực trạng phát triển kinh tế của các vùng kinh tế trọng điểm?
- Hãy phân tích các thế mạnh đối với việc phát triển kinh tế xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc?
- Tại sao nói: “Sự phát triển kinh tế xã hội các huyện đảo có ý nghĩa chiến lược hết sức to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của nước ta hiện tại cũng như tương lai”?
- Trình bày các phương hướng giải quyết việc làm, nhằm sử dụng hợp lí lao động ở nước ta...
- Hãy phân tích khả năng và hiện trạng phát triển cây công nghiệp và cây đặc sản của vùng?
- Thế nào là tổ chức lãnh thổ công nghiệp?