Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện qua các thành phần đất, sinh vật và cảnh quan thiên nhiên như thế nào?
Câu 6. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện qua các thành phần đất, sinh vật và cảnh quan thiên nhiên như thế nào?
Bài làm:
* Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện qua thành phần đất.
- Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm. Trong điều kiện nhiệt đới ẩm cao, quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh, tạo nên một lớp đất dày. Mưa nhiều rửa trôi các chất badơ dễ tan (Ca2+, Mg2+, K+) làm đất chua, đồng thời có sự tích tụ oxit sắt (Fe2O3) và oxit nhôm (Al2O3) tạo ra màu đỏ vàng.
- Đất feralit là loại đất chính ở vùng đồi núi nước ta và dễ bị suy thoái.
* Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện qua thành phần sinh vật
- Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm là rừng rậm nhiệt đới lá rộng thường xanh. Hiện nay, rừng nguyên sinh còn lại rất ít, phổ biến là rừng thứ sinh với các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa biến dạng khác nhau, từ rừng gió mùa thường xanh, rừng gió mùa nửa rụng lá, rừng thư khô rụng lá tới xa van, bụi gai nhiệt đới.
- Trong giới sinh vật, thành phần các loại nhiệt đới chiếm ưu thế.
+ Thực vật phổ biến là các loài thuộc các họ cây nhiệt đới như họ Đậu, Vang, Dâu tằm.
+ Động vật trong rừng là các chim thú nhiệt đới, nhiều nhất là công, tri, gà lôi, vẹt, khỉ, vượn, nai, hoẵng…Ngoài ra, các loài bò sát, ếch nhái, côn trùng cũng rất phong phú.
- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit là cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta.
Xem thêm bài viết khác
- Hãy nêu ảnh hưởng của địa hình xâm thực, bồi tụ mạnh đến việc sử dụng đất ở nước ta?
- Phân tích những nguồn lực ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng?
- Bài 18: Đô thị hóa Địa lí 12 trang 77
- Tại sao nói: “Sự phát triển kinh tế xã hội các huyện đảo có ý nghĩa chiến lược hết sức to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của nước ta hiện tại cũng như tương lai”?
- Việc đánh bắt hải sản của ngư dân ta ở ngư trường quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa có ý nghĩa như thế nào về an ninh quốc phòng?
- Giải bài 31 địa lí 12 vấn đề phát triển thương mại, du lịch
- Chứng minh rằng việc xây dựng các công trình thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên nông nghiệp của vùng?
- Bài 1: Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập
- Hãy so sánh các thế mạnh và thực trạng phát triển kinh tế của ba vùng kinh tế trọng điểm?
- Đường xích đạo là gì?
- Nêu đặc điểm thiên nhiên nổi bật của phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam nước ta?
- Dựa vào biểu đồ hình 33.1 sgk, hãy trình bày các thế mạnh của Đồng bằng sông Hồng?