Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai Địa lí 12 trang 62
Môi trường ngày càng ô nhiễm. Thiên tai ngày càng gia tăng. Đó chính là những mối nguy hại đối với con người. Đứng trước tình trạng đó chúng ta cần phải làm như thế nào? Mời các bạn cùng đến với bài học bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai.
A. Kiến thức trọng tâm
1. Bảo vệ môi trường:
* Thực trạng
- Mất cân bằng sinh thái.
- Ô nhiễm môi trường : Đất,nước,không khí...
* Nguyên nhân
- Do con người khai thác quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Rác thải của đời sống và sản xuất (CN, NN, GTVT…).
* Biện pháp
- Sử dụng tài nguyên hợp lí, đảm bảo chất lượng môi trường sống của con người và sự phát triển bền vững.
2. Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống
a, Bão
* Hoạt động của bão ở Việt Nam:
- Thời gian hoạt động từ tháng VI, kết thúc vào tháng XI, bão hoạt động mạnh vào tháng VIII , IX và X
- Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam.
- Bão hoạt động mạnh nhất ở ven biển Trung Bộ. Nam Bộ ít chịu ảnh hưởng của bão.
- Trung bình mỗi năm có 8 cơn bão.
* Hậu quả của bão:
- Mưa lớn trên diện rộng, gây ngập úng đồng ruộng, đường giao thông. . .
- Thủy triều dâng cao làm ngập mặn vùng ven biển.
- Gió mạnh làm lật úp tàu thuyền, tàn phá nhà cửa, cầu cống, cột điện cao thế...
- Ô nhiễm môi trường gây dịch bệnh.
* Biện pháp phòng chống bão:
- Dự báo chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển của cơn bão.
- Thông báo cho tàu thuyền đánh cá trở về đất liền.
- Củng cố hệ thống đê kè ven biển.
- Sơ tán dân khi có bão mạnh.
- Chống lũ lụt ở đồng bằng, chống xói mòn lũ quét ở miền núi.
b, Ngập lụt
* Khu vực điễn ra: Trên các vùng đồng bằng. Trong đó nghiêm trọng nhất là ĐB Sông Hồng.
* Nguyên nhân:
- ĐBSH: Do diện mưa bão rộng, mặt đất thấp, xung quanh có đê sông, đê biển bao bọc và mật độ xây dựng cao.
- ĐBSCL: chủ yếu do triều cường
- ĐB ven biển miền Trung: do mưa bão lớn, nước biển dâng và lũ nguồn về.
* Biện pháp:
- Làm các công trình ngăn lũ và thủy triều
- Bảo vệ rừng
c, Lũ quét
* Khu vực diễn ra: Khu vực đồi núi, lưu vực sông suối có địa hình chia cắt mạnh… Thông thường, vào khoảng từ tháng 6 – 10 lũ quét diễn ra ở miền Bắc. Còn từ tháng 10 – 12 lũ quét diễn ra ở miền Nam.
* Hậu quả:
- Làm mất lớp phủ thực vật đầy màu mỡ
- Đất đai bị xói mòn, sạt lở.
* Biện pháp:
- Hiện tượng thiên tai bất ngờ nên quy hoạch các điểm dân cư tránh xa các vùng có thể xảy ra lũ quét.
- Bảo vệ rừng, sử dụng và cải tạo đất đai hợp lí.
- Thực hiện các biện pháp thủy lợi, nông nghiệp trên những vùng đất dốc nhằm hạn chế dòng chảy bề mặt và sói mòn.
d, Hạn hán:
* Khu vực diễn ra: Ở các vùng có lượng mưa ít hoặc những vùng có mùa khô sâu sắc như: Nam Bộ, Tây Nguyên, cực Nam Trung Bộ,…
* Hậu quả:
- Hạn hán dẫn đến tình trạng thiếu nước, gây khó khăn trong đời sống sinh hoạt của người dân.
- Là nguyên nhân lớn nhất gây ra cháy rừng.
* Biện pháp:
- Trồng rừng, bảo vệ rừng, nhất là khu vực rừng đầu nguồn.
- Xây dựng các công trình thủy lợi như hồ, đập để giữ nước.
đ, Các thiên tai khác
- Động đất thường diễn ra ở khu vực Tây Bắc, Đông Bắc và vùng ven biển Nam Trung Bộ.
- Các loại thiên tai khác như lốc, mưa dá, sương muối.
- Hậu quả: Gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất và đời sống của nhân dân.
3. Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường.
- Duy trì các hệ sinh thái và các quá trình sinh thái quyết định đến đời sống con người.
- Đảm bảo sự giàu có của nguồn gen.
- Sử dụng hợp lý tài nguyên trong giới hạn khôi phục được.
- Đảm bảo chất lượng môi trường.
- Ổn định dân số.
- Ngăn ngừa ô nhiễm, kiểm soát và cải tạo môi trường.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Hãy nêu nguyên nhân gây mất cân bằng sinh thái môi trường và các biểu hiện của tình trạng này ở nước ta?
Câu 2: Hãy nêu nguyên nhân ô nhiễm ở môi trường đô thị và nông thôn?
Câu 3: Dựa vào hình 9.3 hãy nhận xét về hướng di chuyển và tàn suất của bão vào Việt Nam. Cho biết vùng nào chịu ảnh hưởng nhiều nhất của bão?
Câu 4: Vùng đồng bằng nào ở nước ta hay vị ngập lụt? Vì sao?
Câu 5: Ở nước ta, lũ quét thường xảy ra ở những vùng nào và vào thời gian nào trong năm?
Câu 6: Vì sao lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như ở miền Nam?
Câu 7: Vấn đề chủ yếu về bảo vệ môi trường ở nước ta là gì? Vì sao?
Câu 8: Hãy cùng cho biết thời gian hoạt động và hậu quả của bão ở Việt Nam cùng biện pháp phòng chống?
Câu 9: Nêu các vùng hay xảy ra ngập lụt, lũ quét, hạn hán ở nước ta. Cần làm gì để giảm nhẹ tác hại của các loại thiên tai này? Ở nước ta động đất hay xảy ra ở những vùng nào?
Câu 10: Hãy nêu các nhiệm vụ chủ yếu của chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường?
=> Trắc nghiệm địa lí 12 bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai (P3)
Xem thêm bài viết khác
- Bài 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng
- Hãy tìm các ví dụ để làm sáng tỏ ý nghĩa kinh tế và sinh thái to lớn của rừng và vai trò của ngành lâm nghiệp?
- Hãy nêu các thế mạnh của vùng Đông Nam Bộ trong việc phát triển tổng hợp nền kinh tế?
- Hãy nêu ảnh hưởng kết hợp của gió mùa với hướng các dãy núi đến sự khác biệt về thiên nhiên giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc, giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên?
- Hãy chứng minh nhận định:Trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí địa lí đặc biệt, lại có mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư, nâng cấp, nên ngày càng thuận lợi cho việc giao thông với các vùng khác trong cả nước và xây dựng nền kinh tế mở?
- Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Tiếp)
- Hãy xác định các ngành công nghiệp chủ yếu của các trung tâm công nghiệp Thanh Hóa, Vinh và Huế?
- Quan sát hình 6, các định các cánh cung núi và nêu nhận xét về độ cao địa hình của vùng?
- Xác định tên và quy mô của từng trung tâm công nghiệp có giá trị sản xuất công nghiệp từ 9 nghìn tỉ đồng trở lên ở Đồng bằng sông Hồng?
- Tìm các dẫn chứng đề khẳng định giai đoạn Tân kiến tạo còn đang tiếp diễn ở nước ta cho đến tận ngày nay?
- Nêu những điểm chung của các ngành công nghiệp năng lượng, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản ở nước ta?
- Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hoá phân theo nhóm hàng và nêu nhận xét?