Nêu các vùng hay xảy ra ngập lụt, lũ quét, hạn hán ở nước ta. Cần làm gì để giảm nhẹ tác hại của các loại thiên tai này? Ở nước ta động đất hay xảy ra ở những vùng nào?

  • 1 Đánh giá

Câu 9: Nêu các vùng hay xảy ra ngập lụt, lũ quét, hạn hán ở nước ta. Cần làm gì để giảm nhẹ tác hại của các loại thiên tai này? Ở nước ta động đất hay xảy ra ở những vùng nào?

Bài làm:

Thứ nhất, ngập lụt

  • Vùng chịu úng nghiêm trọng nhất là vùng châu thổ sông Hồng do diện mưa bão rộng, mặt đất thấp, xung quanh có đê sông, đê biển bao bọc. Mật độ xây dựng cao cũng làm cho ngập lụt nghiêm trọng hơn.
  • Ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long không chỉ do mưa lớn gây ra mà còn do triều cường, vì vậy khi tiến hành tiêu nước chống ngập lụt cần tính đến các công trình thoát lũ và ngăn thủy triều.
  • Ở Trung Bộ, nhiều vùng trũng Bắc Trung Bộ và đồng bằng hạ lưu các sông lớn Nam Trung Bộ cũng bị ngập lụt mạnh vào các tháng 9, 10 do mưa bão lớn, nước biển dâng và lũ nguồn về.

Thứ hai, lũ quét

  • Lũ quét xảy ra ở những lưu vực sông suối miền núi, nơi có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật, bề mặt đất dễ bị bóc mòn khi có mưa lớn. Mưa gây ra lũ quét có cường độ rất lớn, lượng mưa tới 100-200 mm trong vài giờ.
  • Lũ quét là loại thiên tai bất thường và gây hậu quả rất nghiêm trọng, theo kết quả nghiên cứu từ năm 1950 đến nay thì nước ta năm nào cũng có lũ quét mà xu hướng ngày càng tăng.
  • Ở miền Bắc, lũ quét thường xảy ra vào các tháng 6-10, tập trung ở vùng núi phía Bắc. Ở miền Trung, vào các tháng 10-12, lũ quét cũng đã xảy ra ở nhiều nơi.
  • Để giảm thiểu tác hại do lũ quét, cần: Quy hoạch phát triển các điểm dân cư tránh các vùng lũ quét nguy hiểm và quản lí sử dụng đất đai hợp lí. Đồng thời thực hiện các biện pháp kĩ thuật thủy lợi, trồng rừng, kĩ thuật nông nghiệp trên đất dốc nhằm hạn chế dòng chảy mặt và chống xói mòn đất.

Thứ ba, hạn hán

* Hiện trạng

  • Hàng năm, hạn hán và cháy rừng gây thiệt hại cho hàng vạn ha cây trồng và thiêu hủy hàng nghìn ha rừng, ảnh hưởng đến sinh hoạt và đời sống nhân dân.
  • Khô hạn kéo dài và tình trạng hạn hán trong mùa khô diễn ra ở nhiều nơi.

+ Ở miền Bắc, tại các thung lũng khuất gió như Yên Châu, Sông Mã (Sơn La), Lục Ngạn (Bắc Giang) mùa khô kéo dài 3-4 tháng.

+ Ở miền Nam, mùa khô khắc nghiệt hơn. Thời kì khô hạn kéo dài đến 4-5 tháng ở đồng bằng Nam Bộ, vùng thấp Tây Nguyên, 6-7 tháng ở vùng ven biển Cực Nam Trung Bộ.

* Biện pháp phòng chống hạn hán

  • Biện pháp tích cực nhất, chủ động nhất là xây dựng – tu bổ – sử dụng có hiệu quả các công trình thủy lợi ở cả miền núi và đồng bằng; cả miền Bắc, miền Trung và miền Nam, vì phạm vi hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới và gió mùa là trên cả nước.
  • Việc phòng chống hạn hán vào mùa khô đối với mỗi vùng miền càng quan trọng. Nhất là ở Nam Bộ mùa khô cũng là mùa cạn của sông ngòi nên cần phải điều tiết nước đối với các công trình thủy lợi cáng có vai trò to lớn hơn.
  • 28 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Địa lí 12