Trắc nghiệm địa lí 12 bài 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (P3)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 12 bài 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Đặc trưng khí hậu của phần lãnh thổ phía Bắc là:
- A. Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
- B. Cận nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh.
- C. Cận xích đạo gió mùa.
- D. Nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh.
Câu 2: Sự phân hóa thiên nhiên của vùng biển – thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi là biểu hiện của sự phân hóa theo:
- A. Bắc – Nam.
- B. Đông – Tây.
- C. Độ cao.
- D. Tây- Đông
Câu 3: Điểm giống nhau về tự nhiên của vùng ven biển phía đông Trường Sơn Nam và vùng Tây Nguyên là:
- A. Mùa mưa vào thu đông (từ tháng IX, X – I, II).
- B. Mùa mưa vào hè thu (từ tháng V – X).
- C. Có một mùa khô sâu sắc.
- D. Về mùa hạ có gió Tây khô nóng.
Câu 4: Động vật nào sau đây KHÔNG tiêu biểu cho phần phía Nam lãnh thổ:
- A. Thú lớn (voi, hổ, báo...).
- B. Thú có lông dày (gấu, chồn...)
- C. Thú có móng vuốt.
- D. Trăn, rắn, cá sấu...
Câu 5: Đai cao nào KHÔNG có ở miền núi nước ta:
- A. Nhiệt đới gió mùa chân núi.
- B. Cận nhiệt đới gió mùa trên núi.
- C. Ôn đới gió mùa trên núi.
- D. Cận xích đạo gió mùa.
Câu 6: Sự hình thành 3 đai cao chủ yếu là do sự thay đổi theo độ cao của:
- A. Khí hậu.
- B. Đất đai.
- C. Sinh vật.
- D. Khoáng sản
Câu 7: Đai nhiệt đới gió mùa có độ cao trung bình từ (m):
- A. Miền Bắc dưới 500 – 600, miền Nam lên đến 600 – 700.
- B. Miền Bắc dưới 600 – 700, miền Nam lên đến 900 – 1000.
- C. Miền Bắc dưới 700 – 800, miền Nam lên đến 900 – 1000.
- D. Miền Bắcvà miền Nam dưới 900 – 1000.
Câu 8: Tác động của gió mùa Đông Bắc mạnh nhất ở:
- A. Tây Bắc.
- B. Đông Bắc.
- C. Bắc Trung Bộ.
- D. Tây Nguyên.
Câu 9: Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu của phần phía Nam lãnh thổ (từ 160B trở vào):
- A. Quanh năm nóng.
- B. Không có tháng nào nhiệt độ dưới 20 0C.
- C. Có 2 mùa mưa và khô rõ rệt.
- D. Về mùa khô có mưa phùn.
Câu 10: Đặc điểm vùng ven biển miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là
- A. Địa hình bờ biển đa dạng: nơi thấp phẳng, nơi nhiều vịnh, đảo, quần đảo
- B. Có đáy nông, ập trung nhiều đảo và quần đảo ven biển
- C. Có nhiều cồn cát, đầm phá
- D. Bờ biển khúc khuỷu, nhiều vịnh biển sâu
Câu 11: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có khí hậu
- A. Xích đạo ẩm
- B. Cận xích đạo gió mùa
- C. Cận nhiệt đới khô
- D. Cận nhiệt đới gió mùa
Câu 12: Điểm nào sau đây không đúng với thiên nhiên vùng biển và thềm lục địa nước ta:
- A. Vùng biển lớn gấp 3 lần diện tích phần đất liền.
- B. Thềm lục địa phía Bắc và phía Nam có đáy nông, mở rộng.
- C. Đường bờ biển Nam Trung Bộ bằng phẳng.
- D.Thềm lục địa ở miền Trung Bộ thu hẹp, tiếp giáp vùng biển nước sâu
Câu 13: Thiên nhiên vùng núi Đông bắc khác Tây Bắc ở điểm:
- A. Mùa Đông bớt lạnh nhưng khô hơn.
- B. Mùa hạ đến sớm, đôi khi có gió Tây, lượng mưa giảm.
- C. Mùa đông lạnh đến sớm hơn ở các vùng núi thấp.
- D. Khí hậu lạnh chủ yếu do độ cao của địa hình.
Câu 14: Vì sao có sự khác biệt về thiên nhiên vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc?
- A. Gió mùa và hướng của các dãy núi.
- B. Đông Nam.
- C. Đông Bắc.
- D. Gió Tây khô nóng
Câu 15: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có đặc điểm địa hình nào dưới đây?
- A. Các dãy núi có hướng vòng cung mở ra phái bắc
- B. Các dãy núi xem kẽ các thung lung sông cùng hướng tây bắc – đông nam
- C. Nơi duy nhất ở Việt Nam có đủ 3 đai cao
- D. Gồm các khối núi cổ, các sơn nguyên bóc mòn, các cao nguyên badan
Câu 16: Khu vực nam vùng phía Tây Bắc có mùa hạ đến sớm hơn vùng phía Đông Bắc, do nơi đây
- A. Ít chịu tác động trực tiếp của gió mùa đông bắc.
- B. Gió mùa Tây Nam đến sớm hơn.
- C. Gió mùa đông bắc đến muộn hơn.
- D. Chịu ảnh hưởng của biển nhiều hơn.
Câu 17: Căn cứ vào Atlat địa lý Việt Nam trang 9, hãy cho biết vùng khí hậu Tây Nguyên nằm trong miền khí hậu nào sau đây
- A. Miền khí hậu phía Nam.
- B. Miền khí hậu phía Bắc
- C. Miền khí hậu Nam Bộ
- D. Miền khí hậu Nam Trung Bộ
Câu 18: Đặc trưng của địa hình miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là :
- A. Đồi núi thấp chiếm ưu thế.
- B. Các dãy núi có hướng tây bắc- đông nam.
- C. Đồng bằng nhỏ hẹp.
- D. Đồi núi cao nhất nước
Câu 19: Miền Bắc và Đông Bắc Bộ là nơi:
- A. Trồng được các loại rau ôn đới ở đồng bằng.
- B. Lạnh chủ yếu do địa hình núi cao.
- C. Cảnh quan thiên nhiên ôn đới trên núi phổ biến nhiều nơi.
- D. Mùa đông lạnh và rất khô.
Câu 20: Biên độ nhiệt năm ở phía Bắc cao hơn ở phía Nam, vì phía Bắc:
- A. Gần chí tuyến.
- B. Có một mùa đông lạnh.
- C. Có một mùa hạ có gió fơn Tây Nam.
- D. Gần chí tuyến, có một mùa đông lạnh.
Câu 21: Thiên nhiên nước ta có sự khác nhau giữa Bắc và Nam ( ranh giới là dãy Bạch Mã), không phải do sự khác nhau về:
- A. Lượng bức xạ
- B. Số giờ nắng.
- C. Lượng mưa
- D. Nhiệt độ trung bình.
Câu 22: Các đỉnh núi Chư Yang Sin, Lang Biang thuộc vùng :
- A. Đông Bắc.
- B. Tây Bắc.
- C.Bắc Trung Bộ.
- D. Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Trắc nghiệm địa lí 12 bài 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (P2) Trắc nghiệm địa lí 12 bài 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (P1)
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp (P3)
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 35 vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở Bắc Trung Bộ (P3)
- Trắc nghiệm địa lí 12: Kiểm tra 1 tiết - học kì 1 (P3)
- Trắc nghiệm địa lí 12 Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Tiếp) P3
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo (P3)
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (P3)
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta
- Trắc nghiệm địa lý 12: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 8)
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 32 vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (P3)
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 6: Đất nước nhiều đồi núi (P3)
- Trắc nghiệm địa lí 12: Kiểm tra học kì 2 (P2)
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (P1)