Trắc nghiệm địa lí 12 bài 16: Đặc điểm dân số và Phân bố dân cư nước ta (P2)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 12 bài 16: Đặc điểm dân số và Phân bố dân cư nước ta (P1)). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Nhận định đúng nhất về tỉ lệ tăng dân số nước ta hiện nay:
- A. Vẫn còn rất cao.
- B. Giảm rất nhanh.
- C. Giảm chậm và đi dần vào thể ổn định.
- D. Tăng, giảm thất thường.
Câu 2: Cho bảng số liệu tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta từ năm 1995- 2005 (%):
Năm | 1995 | 1999 | 2003 | 2005 |
Tỉ lệ tăng dân số | 1,65 | 1,51 | 1,47 | 1,32 |
Nhận xét rút ra từ bảng trên là tốc độ gia tăng dân số nước ta:
- A. Không lớn
- B. Khá ổn định
- C. Ngày càng giảm
- D. Tăng giảm không đều
Câu 3: Đặc điểm nào dưới đây hiện không còn đúng với dân số nước ta ?
- A. Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc
- B. Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ
- C. Mật độ dân số trung bình toàn quốc tăng
- D. Tỉ lệ người trong độ tuổi sinh đẻ giảm
Câu 4: Tháp dân số nước ta năm 2007 thuộc kiểu nào?
- A. Tháp tuổi mở rộng.
- B. Tháp tuổi bước đầu thu hẹp.
- C. Tháp tuổi ổn định.
- D. Tháp tuổi đang tiến tới ổn định.
Câu 5: Đồng bằng sông Hồng cómật độ dân số cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long là do
- A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi.
- B. Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.
- C. Giao thông thuận tiện.
- D. Nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có.
Câu 6:Tình trạng di dân tự do trong những năm gần đây dẫn đến
- A. Bổ sung nguồn lao động kịp thời cho các vùng thưa dân.
- B. Suy giảm các nguồn tài nguyên, ô nhiễm môi trường,
- C. Khai thác hiệu quả tài nguyên đất.
- D. Phân bố lại dân cư và lao động trong cả nước.
Câu 7: Miền núi và cao nguyên ở nước ta có mật độ dân số thấp là do
- A. Kinh tế xã hội chưa phát triển.
- B. Khí hậu phân hoá theo độ cao.
- C. Thiếu tài nguyên cho sự phát triển công nghiệp.
- D. Tài nguyên đất, nước bị hạn chế.
Câu 8: Cần giảm tỉ lệ tăng dân sốở nước ta là vì
- A. Kinh tế chưa phát triển.
- B. Phân bố dân cư không đều.
- C. Kết cấu dân số trẻ và dân số đông.
- D. Nhiều thành phần dân tộc.
Câu 9: Nhận định không chính xác về nguyên nhân dân cư nước ta tập trung ở các vùng đồng bằng, ven biển
- A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi.
- B. Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.
- C. Hạ tầng cơ sở phát triển mạnh.
- D. Lối sống văn minh đô thị.
Câu 10: Vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta là
- A. Đồng bằng sông Hồng
- B. Đồng bằng sông Cửu Long
- C. Duyên hải Nam Trung Bộ
- D. Đông Nam Bộ
Câu 11: Cơ cấu dân số nước ta có xu hướng già đi là do
- A. Tỉ suất sinh giảm.
- B. Tuổi thọ trung bình tăng.
- C. Kết quả của chính sách kế hoạch hoá gia đình và chất lượng cuộc sống nâng cao.
- D. Số người trong độ tuổi lao động tăng.
Câu 12: Nguyên nhân quyết định sự phân bố dân cư nước ta là do
- A. Điều kiện tự nhiên.
- B. Lịch sử khai thác lãnh thổ.
- C. Chuyển cư.
- D. Trình độ phát triển kinh tế và mức độ khai thác tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng.
Câu 13: Thời gian qua, mức gia tăng dân số ở nước ta giảm do
- A. Quy mô dân số giảm
- B. Dân số có xu hướng già hóa
- C. Kết quả của chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình
- D. Tỉ lệ người trong độ tuổi sinh đẻ giảm
Câu 14: Vùng có mật độ dân số thấp nhất nước ta
- A. Đông Bắc
- B. Tây Bắc
- C. Bắc Trung Bộ
- D. Tây Nguyên
Câu 15: Tỉ trọng của các nhóm tuổi trong cơ cấu dân số ở nước ta đang chuyển biến theo hướng
- A. Nhóm 0 – 14 tuổi tăng, nhóm 15 – 59 tuổi giảm, nhóm 60 tuổi trở lên giảm
- B. Nhóm 0 – 14 tuổi giảm, nhóm 15 – 59 tuổi tăng, nhóm 60 tuổi trở lên tăng
- C. Nhóm 0 – 14 tuổi tăng, nhóm 15 – 59 tuổi giảm, nhóm 60 tuổi trở lên tăng
- D. Nhóm 0 – 14 tuổi giảm, nhóm 15 – 59 tuổi tăng, nhóm 60 tuổi trở lên giảm
Câu 16: Mức sống của các dân tộc trên đất nước ta còn chênh lệch là do
- A. Lịch sử định cư của các dân tộc mang lại
- B. Các dân tộc có văn hóa, phong tục tập quán khác nhau
- C. Sự phân bố tài nguyên thiên nhiên không đồng đều giữa các vùng
- D. Trình độ sản xuất của các dân tộc khác nhau
Câu 17: Sự phân bố dân cư chưa hợp lí làm giảm ảnh hưởng rấ lớn đến
- A. Việc sử dụng lao động
- B. Mức gia tăng dân số
- C. Tốc độ đô thị hóa
- D. Quy mô dân số của đất nước
Câu 18: Hậu quả của việc tăng dân sốnhanh ở nước ta là
- A. Thừa lao động, thiếu việc làm, khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật hạn chế
- B. Sức ép đối với kinh tế xã hội, môi trưòng.
- C. Đẩy nhanh quá trình hội nhập và phát triển kinh tế.
- D. Quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng.
Câu 19: Nguyên nhân lớn nhất làm cho tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta giảm là do thực hiện
- A. Công tác kế hoạch hóa gia đình
- B. Việc giáo dục dân số
- C. Pháp lệnh dân số
- D. Chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình
Câu 20: Biểu hiện rõ rệt về sức ép của gia tăng dân số nhanh đến chất lượng cuộc sống là làm:
- A. Giảm GDP bình quân đầu người
- B. Cạn kiệt tài nguyên
- C. Ô nhiễm môi trường
- D. Giảm tốc độ phát triển kinh tế
=> Kiến thức Bài 16: Đặc điểm dân số và Phân bố dân cư nước ta Địa lí 12 trang 67
Trắc nghiệm địa lí 12 bài 16: Đặc điểm dân số và Phân bố dân cư nước ta (P3) Trắc nghiệm địa lí 12 bài 16: Đặc điểm dân số và Phân bố dân cư nước ta (P1)
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 18: Đô thị hóa Địa lí (P1)
- Trắc nghiệm địa lí 12 Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Tiếp) P2
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo (P1)
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 36 vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ (P2)
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (P1)
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp) P2
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp (P2)
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (P3)
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 35 vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở Bắc Trung Bộ (P2)
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 16: Đặc điểm dân số và Phân bố dân cư nước ta (P2)
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 37 vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên (P1)
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp (P2)