-
Tất cả
-
Tài liệu hay
-
Toán Học
-
Soạn Văn
-
Soạn đầy đủ
- Tiếng Việt 2 tập 2 KNTT
- Tiếng Việt 2 CTST
- Tiếng Việt 2 sách Cánh Diều
- Tiếng Việt 3 tập 2
- Tiếng Việt 3 tập 1
- Tiếng Việt 4 tập 2
- Tiếng Việt 4 tập 1
- Tiếng Việt 5 tập 2
- Tiếng Việt 5 tập 1
- Soạn văn 6
- Soạn văn 7
- Soạn văn 8 tập 1
- Soạn văn 8 tập 2
- Soạn văn 9 tâp 1
- Soạn văn 9 tập 2
- Soạn văn 10 tập 1
- Soạn văn 10 tập 2
- Soạn văn 11
- Soạn văn 12
-
Soạn ngắn gọn
- Soạn văn 12 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 12 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 11 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 11 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 10 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 10 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 9 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 9 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 8 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 8 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 7 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 7 ngắn gọn tập 2
- Ngữ văn VNEN
- Đề thi THPT QG môn Ngữ Văn
-
Soạn đầy đủ
-
Tiếng Anh
-
Vật Lý
-
Hóa Học
-
Sinh Học
-
Lịch Sử
-
Địa Lý
-
GDCD
-
Khoa Học Tự Nhiên
-
Khoa Học Xã Hội
-
Bài 16: Đặc điểm dân số và Phân bố dân cư nước ta Địa lí 12 trang 67
Các vấn đề trong bài đều có lời giải. Và mình đề ở dưới bài. Khuyến khích các bạn tự làm rồi mới tham khảo lời giải. Như vậy, bạn sẽ nhớ kiến thức lâu hơn. Các vấn đề trong bài đều có lời giải. Và mình đề ở dưới bài.
A. Kiến thức trọng tâm
1. Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc
- Năm 2009, nước ta có trên 85 triệu người, đứng ở vị trí thứ 3 khu vực Đông Nam Á và thứ 13 trên thế giới
- Nước ta có 54 dân tộc anh em. Trong đó, dân tộc Kinh chiếm 86,2%, còn lại là các dân tộc ít người.
- Có khoảng 3,2 triệu người Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài
Thuận lợi:
- Có nguồn lao động dồi dào để phát triển kinh tế đất nước.
- Các dân tộc đoàn kết, phát huy truyền thống văn hóa, phong tục tập quán….
- Được sự quan tâm, hỗ trợ và luôn hướng về quê hương của những người con Việt xa quê.
Khó khăn:
- Bài toán về dân số, thừa lao động thiếu việc làm. Ngoài ra, sự phát triển kinh tế giữa các dân tộc không có sự đồng đều gây cản trở cho sự phát triển kinh tế.
2. Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ
Thứ nhất, dân số tăng nhanh:
+ Bình quân mỗi năm tăng thêm 947 nghìn người
+ Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên đã có xư hướng giảm nhưng vấn đạt ở mức cao khoảng 1,3%
- Thứ hai, cơ cấu dân số trẻ :
+ Số người nằm trong độ tuổi lao động ở nước ta chiếm 64%
+ Mỗi năm, nước ta có thêm khoảng 1,5 triệu người
*Thuận lợi: Nước ta có nguồn lao động dồi dào
*Khó khăn: Sức ép về mặt dân số về nhiều mặt, trong đó việc làm là bài toán cần được giải quyết hàng đầu, tránh lãng phí sức lao động.
3. Phân bố dân cư chưa hợp lí
- Thứ nhất, giữa đồng bằng và trung du, miền núi.
Đồng bằng chiếm 75% dân số, miền núi chiếm 25% dân số.
Ví dụ: Ở đồng bằng sông Hồng mật độ dân số là 1225 người/ km2. Trong khi đó ở vùng Tây Bắc chỉ có 69 người/km2.
* Nguyên nhân:
- Đồng bằng có địa hình bằng phẳng, thuận tiện cho việc đi lại, giao lưu, buôn bán sản xuất, sinh hoạt…
- Thứ hai, giữa thành thị và nông thôn
Năm 2005, tỉ lệ dân thành thị chiếm 26,9% trong khi đó ở nông thôn chiếm 73,1%.
Hiện tại, tỉ lệ dân thành thị đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, nó vẫn còn ở mức thấp hơn so với tỉ lệ dân số ở nông thôn.
* Nguyên nhân:
- Đô thị hóa nước ta còn chưa phát triển mạnh.
- Sản xuất nông nghiệp, trồng cây lúa nước vẫn đang là ngành sản xuất chính ở nước ta.
=> Sự phân bố dân cư không đồng đều ảnh hưởng đến việc sử dụng lao động ( nơi thừa nơi thiếu) cũng như khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên.
4. Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động ở nước ta.
- Thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình và kiềm chế tốc độ tăng dân số.
- Phân bố hợp lí dân cư và lao động giữa các vùng miền
- Xuất khẩu lao động ra nước ngoài
- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp không chỉ ở thành thị mà còn ở nông thôn, trung du, miền núi.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Từ hình 16.1 hãy nhận xét tỉ lệ gia tăng dân số qua các giai đoạn
Câu 2: Từ bàng 16.2, hãy so sánh và nhận xét về mật độ dân số giữa các vùng
Câu 3: Từ bảng 16.3, hãy so sánh và cho nhận xét sự thay đỏi tỉ trọng dân số thành thị, nông thôn?
Câu 4: Hãy nêu hậu quả của phân bố dân cư chưa hợp lí?
Câu 5: Phân tích tác động của đặc điểm dân số nước ta đối với sự phát triển kinh tế- xã hội và môi trường?
Câu 6: Tại sao ở nước ta hiện nay, tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm, nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng? Nêu ví dụ minh họa?
Câu 7: Vì sao nước ta phải thực hiện phân bố lại dân cư cho hợp lí? Nêu một số phương hướng và biện pháp đã thực hiện trong thời gian qua?
=> Trắc nghiệm địa lí 12 bài 16: Đặc điểm dân số và Phân bố dân cư nước ta (P3)
Xem thêm bài viết khác
- Quan sát biểu đồ (hình 26.1 trang 113 SGK), hãy nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành của nước ta.
- Tại sao phải đặt vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng Sông Cửu Long?
- Tại sao nước ta phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm?
- Hãy cho biết giá trị sử dụng và yêu cầu bảo vệ đối với các loại tài nguyên này?
- Tính chất nhiệt đới, ẩm của khí hậu nước ta được biểu hiện như thế nào?
- Dựa vào biểu đồ hình 33.1 sgk, hãy trình bày các thế mạnh của Đồng bằng sông Hồng?
- Giải bài 34 địa lí 12: Phân tích mối quan hệ giữa dân số đối với sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng
- Tại sao trong khai thác tài nguyên rừng ở Tây Nguyên, cần hết sức chú trọng khai thác đi đôi với tu bổ và bảo vệ vốn rừng?
- Hãy trình bày các điều kiện (tự nhiên, kinh tế xã hội) đối với sự phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên. Nêu các khu vực chuyên canh cà phê và các biện pháp để có thể phát triển ổn định cây cà phê ở vùng này?
- Nêu những thuận lợi về tự nhiên đối với sự phát triển tổng hợp kinh tế biển của vùng duyên hải Nam Trung Bộ?
- Hãy lấy ví dụ chứng minh rằng các điều kiện tự nhiên tạo ra nền chung của sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp, còn các nhân tố kinh tế xã hội làm phong phú thêm và làm biến đổi sự phân hóa đó.
- Hãy kể tên các tỉnh, thành phố (tương đương cấp tỉnh) thuộc đồng bằng sông Hồng?