Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng
Thiên nhiên nước ta phân hóa rất đa dạng. Vậy đó là những kiểu phân hóa nào và cụ thể của từng kiểu phân hóa đã tác động đến thiên nhiên nước ta làm sao? Cùng KhoaHoc đến với những kiến thức trọng tâm nhất trong bài thiên nhiên phân hóa đa dạng. Mời thầy cô và các bạn tham khảo.
A. Ôn tập lý thuyết
1. Thiên nhiên phân hóa theo vĩ độ (Bắc – Nam).
* Nguyên nhân chủ yếu làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc- Nam.
- Lãnh thổ kéo dài 15 vĩ tuyến.
- Sự tăng lượng bức xạ mặt trời từ Bắc vào Nam.
- Sự giảm sút ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc từ Bắc vào Nam.
a, Phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra).
* Khí hậu:
- Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
- Nhiệt độ trung bình năm từ 20- 250 c , có 2-3 tháng t0 < 18٥C
- Biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn.
* Cảnh quan: tiêu biểu là đới rừng nhiệt đới gió mùa. Trong rừng thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các loài cây cận nhiệt, ôn đới, các loài thú có lông dầy như gấu, chồn…Vùng đồng bằng, mùa đông trồng được rau ôn đới.
b, Phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào).
* Khí hậu:
- Thiên nhiên mang sắc thái của khí hậu cận xích đạo gió mùa.
- Nóng quanh năm, nhiệt độ trung bình năm trên 25oC , có 2 mùa mưa và khô.
- Biên đô nhiệt trung bình năm nhỏ.
* Cảnh quan thiên nhiên: tiêu biểu là đới rừng cận xích đạo gió mùa.Thành phần thực vật, động vật phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới
- Thực vật: cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô, rừng thưa nhiệt đới khô (Tây Nguyên).
- Động vật tiêu biểu vùng nhiệt đới và xích đạo như voi, hổ, báo, bò rừng, trăn, rắn, cá sấu …
2. Thiên nhiên phân hóa theo kinh độ (Đông – Tây).
Từ Đông sang Tây, thiên nhiên nước ta có sự phân thành 3 dải rõ rệt.
a, Vùng biển và thềm lục địa.
- Vùng biển lớn gấp 3 lần diện tích đất liền.
- Thiên nhiên vùng biển nước ta đa dạng và giàu có, tiêu biểu cho thiên nhiên vùng biển nhiệt đới gió mùa.Các dòng hải lưu thay đổi theo hướng gió mùa.
b, Vùng đồng bằng ven biển.
- Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ: mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng, nông; phong cảnh thiên nhiên trù phú, xanh tươi, thay đổi theo mùa.
- Dải đồng bằng ven biển Trung Bộ: hẹp ngang và bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ, bờ biển khúc khuỷu, thềm lục địa hẹp và sâu, địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ nhau, các cồn cát, đầm phá; thiên nhiên khắc nghiệt, đất đai kém màu mỡ nhưng giàu tiềm năng du lịch và thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế biển.
c, Vùng đồi núi.
- Phân hóa phức tạp, chủ yếu do tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi.
- Vùng núi Đông Bắc: cận nhiệt đới gió mùa, vùng núi cao Tây Bắc: khí hậu ôn đới.
- Khi đông Trường Sơn mưa thì Tây Nguyên khô hạn và ngược lại.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc-Nam?
Câu 2: Quan sát trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam (hoặc Atlat Địa lí Việt Nam), nhận xét về sự thay đổi thiên nhiên từ Đông sang Tây?
Câu 3: Hãy quan sát bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, nêu dẫn chứng về mối quan hệ đó?
Câu 4: Hãy nêu ảnh hưởng kết hợp của gió mùa với hướng các dãy núi đến sự khác biệt về thiên nhiên giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc, giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên?
Câu 5: Qua bảng số liệu, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, nhận xét và so sánh chế độ nhiệt, chế độ mưa của 2 địa điểm trên.
MỘT SỐ CHỈ SỐ VỀ NHIỆT ĐỘ CỦA HÀ NỘI VÀ TP. HỒ CHÍ MINH (oC)
Nhiệt độ Địa điểm | to TB năm (oC) | to TB tháng lạnh nhất (oC) | to TB tháng nóng nhất (oC) | Biên độ to TB năm | to tối thấp tuyệt đối | to tối cao tuyệt đối | Biên độ to tuyệt đối |
Hà Nội (21o01’B) | 23,5 | 16,4 (tháng I) | 28,9 (tháng VII) | 12,5 | 2,7 | 42,8 | 40,1 |
TP. Hồ Chí Minh (10o47’B) | 27,1 | 25,8 (tháng XII) | 28,9 (tháng IV) | 3,1 | 13,8 | 40,0 | 26,2 |
Câu 6. Nêu đặc điểm thiên nhiên nổi bật của phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam nước ta?
Câu 7. Nêu khái quát sự phân hóa thiên nhiên theo Đông-Tây.Dẫn chứng về mối liên hệ chặt chẽ giữa đặc điểm thiên nhiên của vùng thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi kề bên?
=> Trắc nghiệm địa lí 12 bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (P3)
Xem thêm bài viết khác
- Tại sao nói việc phát triển cơ cấu nông –lâm-ngư nghiệp góp phần phát triển bền vững ở Bắc Trung Bộ?
- Vì sao sông ngòi nước ta có đặc điểm nêu trên?
- Tại sao nói việc phát huy các thế mạnh của Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa kinh tế lớn, ý nghĩa chính trị, xã hội sậu sắc?
- Nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo nông thôn và thành thị nước ta.
- Giải thích tại sao Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng lại là những trung tâm du lịch lớn nhất của nước ta?
- Phân tích cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm (cơ sở nguyên liệu, tình hình sản xuất và phân bố).
- Chứng minh rằng cơ cấu ngành của Công nghiệp nước ta tương đối đa dạng.
- Xác định trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam (bản đồ treo tường hoặc trong Atlat) vị trí các vịnh biển: Hạ Long, Đà Nẵng, Xuân Đài, Vân Phong, Cam Ranh. Các vịnh biển này thuộc các tỉnh, thành phố nào?
- Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm? Vì sao công nghiệp năng lượng trở thành ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta?
- Vẽ biểu đồ thể hiện quá trình đô thị hóa ở nước ta theo bảng số liệu ở bảng 18.1
- Tại sao trong thời gian vừa qua, tình trạng ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long lại diễn ra hết sức nghiêm trọng?
- Hãy xác định trên bản đồ Công nghiệp chung 4 mỏ dầu thuộc vùng trùng Cửu Long?