Qua bảng số liệu, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, nhận xét và so sánh chế độ nhiệt, chế độ mưa của 2 địa điểm trên.
Câu 5: Qua bảng số liệu, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, nhận xét và so sánh chế độ nhiệt, chế độ mưa của 2 địa điểm trên.
MỘT SỐ CHỈ SỐ VỀ NHIỆT ĐỘ CỦA HÀ NỘI VÀ TP. HỒ CHÍ MINH (oC)
Nhiệt độ Địa điểm | to TB năm (oC) | to TB tháng lạnh nhất (oC) | to TB tháng nóng nhất (oC) | Biên độ to TB năm | to tối thấp tuyệt đối | to tối cao tuyệt đối | Biên độ to tuyệt đối |
Hà Nội (21o01’B) | 23,5 | 16,4 (tháng I) | 28,9 (tháng VII) | 12,5 | 2,7 | 42,8 | 40,1 |
TP. Hồ Chí Minh (10o47’B) | 27,1 | 25,8 (tháng XII) | 28,9 (tháng IV) | 3,1 | 13,8 | 40,0 | 26,2 |
Bài làm:
Nhận xét và so sánh về chế độ nhiệt và chế độ mưa của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Thứ nhất, chế độ nhiệt:
- Biên độ nhiệt trung bình năm của Hà Nội (12,5oC) cao hơn TP.Hồ Chí Minh (3,1oC).
- Hà Nội có nhiệt độ trung bình năm thấp hơn TP.Hồ Chí Minh (23,5oC so với 27,1oC). Hà Nội có 3 tháng (XII, I, II) có nhiệt độ dưới 20oC, trong đó có 2 tháng dưới 18oC (tháng I, II).
- TP.Hồ Chí Minh có nhiệt độ quanh năm cao và không có tháng nào nhiệt độ dưới 25oC.
- Hà Nôi có 4 tháng (VI, VII, VIII, IX) có nhiệt độ cao hơn TP.Hồ Chí Minh.
Thứ hai, chế độ mưa:
- Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh có lượng mưa ít (mùa khô) từ tháng XI đến tháng VI. Ở các tháng XI, XII, TP.Hồ Chí Minh có lượng mưa cao hơn, nhưng ở các tháng I, II, III, IV, TP.Hồ Chí Minh có lượng mưa thấp hơn Hà Nội.
- Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh đều có lượng mưa nhiều (mùa mưa) từ tháng V đến tháng X. Lượng mưa trong các tháng này ở TP.Hồ Chí Minh hầu hết cao hơn Hà Nội (trừ tháng VIII).
Xem thêm bài viết khác
- Hãy chứng minh rằng thế mạnh về thủy điện của Tây Nguyên đang được phát huy và điều này sẽ là động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội của vùng?
- Nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo nông thôn và thành thị nước ta.
- Hãy trình bày hoạt động của gió mùa ở nước ta và hệ quả của nó đối với sự phân chia mùa khác nhau giữa các khu vực?
- Tại sao “Sống chung với lũ" là cách ứng xử tốt nhất đối với tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long?
- Hãy nêu hậu quả của phân bố dân cư chưa hợp lí?
- Hãy phân tích các thế mạnh đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc?
- Cho bảng số liệu (SGK). Phân tích bảng số liệu, nhận xét về cơ cấu vận tải hành khách và cơ cấu vận chuyển hàng hoá phân theo loại hình vận tải ở nước ta.
- Xác định tên và quy mô của từng trung tâm công nghiệp có giá trị sản xuất công nghiệp từ 9 nghìn tỉ đồng trở lên ở Đồng bằng sông Hồng?
- Quan sát trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam (hoặc Atlat Địa lí Việt Nam), nhận xét về sự thay đổi thiên nhiên từ Đông sang Tây?
- Lịch sử hình thành và phát triển của Trái đất đã trải qua bao nhiêu giai đoạn? Đó là những giai đoạn nào?
- Vùng đồng bằng nào ở nước ta hay vị ngập lụt? Vì sao?
- Giải bài 33 địa lí 12 vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng