Bài 4: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ
Nước ta được hình thành như thế nào? Trải qua bao nhiêu giai đoạn? Và giai đoạn nào là giai đoạn tác động mạnh mẽ nhất đến địa hình nước ta như hiện nay? Những câu hỏi này sẽ đươc trả lời cho các bạn trong bài học dưới đây. Bài lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ, mời các bạn cùng tham khảo.
A.Ôn tập lí thuyết.
Lịch sử hình thành lãnh thổ Việt Nam có liên quan chặt chẽ với lịch hình thành Trái Đất.
Gồm 3 giai đoạn chính:
- Giai đoạn tiền Cambri
- Giai đoạn Cổ kiến tạo
- Giai đoạn Tân kiến tạo
1. Giai đoạn Tiền Cambri
Trái đất được hình thành cách đây khoảng 4,6 tỉ năm. Ở giai đoạn này, lớp vỏ trái đất chưa được định hình rõ ràng và còn sơ khai. Đây người ta gọi là giai đoạn Tiền Cambri
Đặc điểm của giai đoạn này gồm có 3 đặc điểm sau:
a, Là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử phát triển lãnh thỔ Việt Nam
- Giai đoạn này bắt đầu cách đây 2 tỉ năm, kết thúc cách đây 540 triệu năm.
b, Chỉ diễn ra trong một phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ nước ta hiện nay
- Diễn ra một số nơi ở khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn và Trung Trung Bộ
c, Các thành phần tự nhiên rất sơ khai đơn điệu
- Khí quyển rất loãng, hầu như chưa có ôxi, chỉ có chất khí amôniac, điôxit cacbon, nitơ, hiđro.
- Thuỷ quyển: hầu như chưa có lớp nước trên mặt.
- Sinh vật nghèo nàn: Tảo (tảo lục, tảo đỏ), động vật thân mềm (sứa, hải quỳ, thuỷ tức, san hô,ốc, …
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Căn cứ vào bảng niên biểu địa chất, hãy cho biết trước Đại Cổ sinh là các đại nào? Chúng kéo dài và cách đây khoảng bao nhiêu năm?
Câu 2: Lịch sử hình thành và phát triển của Trái đất đã trải qua bao nhiêu giai đoạn? Đó là những giai đoạn nào?
Câu 3: Vì sao nói Tiền Cambri là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam?
Câu 4: Giai đoạn tiền Cambri ở nước ta có những đặc điểm gì?
Xem thêm bài viết khác
- Việc tăng cường hợp tác của nước ta với các nước láng giềng có ý nghĩa như thế nào trong giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa?
- Tại sao nói việc phát huy các thế mạnh của Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa kinh tế lớn, ý nghĩa chính trị, xã hội sậu sắc?
- Thế nào là tổ chức lãnh thổ công nghiệp?
- Hãy phân biệt một số nét khác nhau cơ bản giữa nông nghiệp cổ truyền và nông nghiệp hàng hoá.
- Tại sao nói việc đảm bảo an toàn lương thực là cơ sở để đa dạng hóa nông nghiệp ?
- Chứng minh rằng vùng Đồng bằng sông Hồng là vùng kinh tế có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta?
- Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh ở Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất trong cả nước?
- Giải bài 31 địa lí 12 vấn đề phát triển thương mại, du lịch
- Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long có những điểm gì giống nhau và khác nhau về điều kiện hình thành, đặc điểm địa hình và đất ?
- Hãy nêu các thế mạnh của vùng Đông Nam Bộ trong việc phát triển tổng hợp nền kinh tế?
- Dựa vào bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam (hoặc Atlat Địa lí Việt Nam), hãy kể tên các loại khoáng sản chủ yếu và tên các mỏ chính ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?
- Hãy kể tên một số cánh đồng lúa nổi tiếng ở miền núi, trung du Bắc Bộ và Tây Nguyên?