Hãy nêu những điểm khác nhau về địa hình giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc?
Câu 2: Hãy nêu những điểm khác nhau về địa hình giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc?
Bài làm:
Tiêu chí so sánh | Vùng núi Đông Bắc | Vùng núi Tây Bắc |
Vị trí | Nằm ở tả ngạn sông Hồng đến biên giới phía Bắc, địa hình thấp dần theo hướng TB xuống ĐN. | Nằm giữa sông Hồng và sông Cả, có địa hình cao nhất nước ta với 3 mạch núi và cao nguyên – sơn nguyên cùng chạy theo hướng tây bắc – đông nam. |
Đặc điểm địa hình | - Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích chạy theo hướng vòng cung của các thung lũng sông Cầu, sông Thương … - Những đỉnh núi cao trên 2000m nằm trên vùng Thượng nguồn sông Chảy (Tây Côn Lĩnh, Kiều Liêu Ti…). Các khối núi đá vôi đồ sộ cao trên 1000m nằm ở biên giới Việt Trung (Phia Ya, Phia Uắc…). Trung tâm là vùng đồi núi thấp 500-600m. Sau đó địa hình thấp đi rõ rệt, nhanh chóng hòa với đồng bằng Bắc Bộ và ven vịnh Bắc Bộ | Dãy Hoàng Liên Sơn có nhiều đỉnh cao trên 2000, 3000m. + Phía Tây dọc theo biên giới Việt – Lào là các dãy núi cao trung bình, nhiều đỉnh cao từ 2000 – 3000m. + Ở giữa là các cao nguyên – sơn nguyên đá vôi chạy dài từ Phong Thổ đến Mộc Châu, rồi hạ thấp xuống Ninh Bình, Thanh Hóa. – Xen lẫn với các dãy núi, cao nguyên là thung lũng sông Đà, sông Mã…cũng có hướng TB-ĐN. |
Hướng địa hình | Hướng vòng cung với 4 cánh cung lớn: Sông Gâm, Ngân Sơn, Đông Triều, Bắc Sơn… | Hướng Tây Bắc – Đông Nam |
=> Nét khác biệt chủ yếu là : hướng vòng cung của núi và thung lũng sông ở Đông Bắc với hướng TB-ĐN của núi và thung lũng sông ở Tây Bắc; vùng núi thấp (là chủ yếu) của Đông Bắc với vùng núi cao và trung bình của Tây Bắc. Sự khác nhau này quan hệ với lịch sử địa chất – kiến tạo ở mỗi vùng, trong đó có vai trò đáng kể của hoạt động Tân kiến tạo.
Xem thêm bài viết khác
- Trình bày sự khác nhau về điều kiện sản xuất cây công nghiệp giữa vùng Trung du và miền núi phía Bắc và vùng Đông Nam Bộ?
- Hãy kể tên các đô thị trực thuộc trung ương của nước ta? Vai trò của các đô thị đó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước?
- Hãy nêu những nhân tố giúp Đông Nam Bộ tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu trong phân công lao động giữa các vùng trong nước?
- Hãy xác định trên bản đồ Công nghiệp chung 4 mỏ dầu thuộc vùng trùng Cửu Long?
- Nêu những điểm chung của các ngành công nghiệp năng lượng, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản ở nước ta?
- Căn cứ vào kiến thức đã có, vào bản đồ Công nghiệp chung (hay Atlat Địa lí Việt Nam), hãy giải thích tại sao TP Hồ Chí Minh và Hà Nội là 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta.
- Hãy trình bày các thế mạnh đối với việc phát triển kinh tế xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?
- Bài 5: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ
- Nêu những biểu hiện chứng tỏ vùng đồng bằng sông Cửu Long vẫn chưa khai thác hết các tiềm năng cho việc sản xuất lương thực?
- Hãy trình bày một số phương hướng chính để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp của vùng?
- Dựa vào hình 30, hãy kể tên một số đường biển của nước ta?
- Trình bày những đặc điểm chính của vùng công nghiệp?