Giải bài 37 địa lí 12 vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên

  • 1 Đánh giá

Tây Nguyên là một vùng có ý nghĩa chiến lược về quốc phòng và xây dựng kinh tế, vùng đất ba dan với nhiều tiềm năng kinh tế. Bài học hôm nay sẽ cho chúng ta thấy những thế mạnh đó qua bài: “Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên” địa lí 12.

A. Kiến thức trọng tâm

1. Khái quát chung

  • Lãnh thổ:
    • Gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng
    • Diện tích: 54,7 nghìn km2, 16,5% diện tích cả nước.
    • Dân số: 4,9 triệu người chiếm 5,8% dân số cả nước.
  • Vị trí địa lí:
    • Tiếp giáp: Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Campuchia và Lào
    • Là vùng duy nhất không giáp biển
  • Thế mạnh và hạn chế của vùng:

Thế mạnh

Hạn chế

Tự nhiên

  • Đất Bazan giàu dinh dưỡng với diện tích lớn nhất cả nước.
  • Khí hậu cận xích đạo, có sự phân hóa theo độ cao.
  • Diện tích rừng và độ che phủ rừng cao nhất nước.
  • Có quặng Boxit với trữ lượng hàng tỉ tấn.
  • Trữ năng thủy điện tương đối lớn
  • Mùa khô gay gắt, thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất và đời sống

Kinh tế - xã hội

  • Có nhiều dân tộc thiểu số với nền văn hóa độc đáo và kinh nghiệm sản xuất phong phú.
  • Thiếu lao động lành nghề
  • Mức sống của nhân dân còn thấp
  • Cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn

2. Phát triển cây công nghiệp lâu năm

a. Điều kiện phát triển

  • Đất bazan tập trung trên các cao nguyên rộng lớn, bằng phẳng =>hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn.
  • Địa hình các cao nguyên cao và bằng phẳng.
  • Khí hậu cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài thuận lợi để phơi sấy, bảo quản sản phẩm
  • Người dân có kinh nghiệm sản xuất
  • Chính sách hỗ trợ

b. Hiện trạng sản xuất và phân bố: Cà phê, chè, cao su

Loại cây

Tình hình sản xuất

Phân bố

Cà phê

Là cây công nghiệp quan trọng số 1, gồm 2 loại: Cà phê chè và cà phê vối.

Cà phê chè: Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng.

Cà phê vối: Đăk Lăk

Chè

Lâm đồng là tỉnh trồng chè lớn nhất cả nước

Trồng ở Lâm Đồng và một phần ở Gia Lai

Chế biến ở nhà máy Biển Hồ và Bảo Lộc

Cao su

Là vùng trồng cao sư lớn thứ hai cả nước

Chủ yếu là ở Gia Lai và Đăk Lăk

c. Giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên:

  • Hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp, mở rộng diện tích cây công nghiệp có kế hoạch và có cơ sở khoa học, đi đôi với bảo vệ rừng
  • Đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp
  • Đẩy mạnh khâu chế biến các sản phẩm cây công nghiệp và đẩy mạnh xuất khẩu.

3. Khai thác và chế biến lâm sản

  • Hiện trạng:
    • Là vùng giàu có về tài nguyên rừng so với các vùng khác trên cả nước.
    • Sản lượng gỗ khai thác giảm, hiện nay chỉ còn 200 – 300 nghìn m3/ năm.
    • Những năm gần đây tài nguyên rừng bị suy giảm, nạn phá rừng gây nhiều hậu quả.
    • Phần lớn gỗ khai thác được đem xuất ra ngoài vùng dưới dạng gỗ tròn chưa qua chế biến hoặc mới qua sơ chế.
  • Vấn đề đặt ra là:
    • Ngăn chặn nạn phá rừng
    • Khai thác rừng hợp lí đi dôi với khaonh nuôi, trồng rừng mới
    • Đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng
    • Đẩy mạnh chế biến gỗ tại địa phương, hạn chế xuất khẩu gỗ tròn.

4. Khai thác thủy năng kết hợp với thủy lợi

  • Tài nguyên nước của các hệ thống sông như Xê Xan, Xrê Pôk, Đồng Nai… đang được sử dụng ngày càng có hiệu quả hơn. Hàng loạt công trình thủy điện lớn đã và đang được xây dựng.
  • Một số công trình thủy điện: Yaly, Đrây H’linh, Đa Nhim…

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài

Câu 1: Trang 167 – sgk địa lí 12

Đọc bản đồ hành chính Việt Nam và bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, hãy phân tích ý nghĩa vị trí địa lí của Tây Nguyên?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Trang 168 – sgk địa lí 12

Đọc Atlat địa lí Việt Nam, hãy xác định các vùng đất bazan và đối chiếu với các vùng phân bố cây công nghiệp ở Tây Nguyên?

=> Xem hướng dẫn giải

Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1: Trang 173 – sgk địa lí 12

Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội có thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế ở Tây Nguyên?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Trang 173 – sgk địa lí 12

Hãy trình bày các điều kiện (tự nhiên, kinh tế - xã hội) đối với sự phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên. Nêu các khu vực chuyên canh cà phê và các biện pháp để có thể phát triển ổn định cây cà phê ở vùng này?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Trang 173 – sgk địa lí 12

Tại sao trong khai thác tài nguyên rừng ở Tây Nguyên, cần hết sức chú trọng khai thác đi đôi với tu bổ và bảo vệ vốn rừng?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 4: Trang 173 – sgk địa lí 12

Hãy chứng minh rằng thế mạnh về thủy điện của Tây Nguyên đang được phát huy và điều này sẽ là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu hỏi: Trình bày thế mạnh và thực trạng khai thác lâm sản ở Tây Nguyên. Nêu các giải pháp để phát triển lâm nghiệp của vùng?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu hỏi: Giải thích vì sao việc trồng cây công nghiệp dài ngày ở Tây Nguyên có ý nghĩa to lớn không những về mặt kinh tế, xã hội mà cả về môi trường?

=> Xem hướng dẫn giải

=> Trắc nghiệm địa lí 12 bài 37 vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên (P3)


  • 46 lượt xem
Chủ đề liên quan