Đề thi thử THPT quốc gia môn Địa lí năm 2017 Đề số 7 (Có đáp án)

  • 1 Đánh giá

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa là bộ đề thi nhằm giúp cho các em học sinh củng cố lại một cách toàn diện kiến thức địa lí lớp 12 dựa trên những nội dung sát với đề thi. Thông qua luyện thi các bộ đề này, các em sẽ giúp mình làm quen với mô hình đề thi và biết các chiến thuật để làm bài thi tốt nhất.

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017

BÀI THI: MÔN ĐỊA LÝ

(Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề)

Câu 1: cực Bắc - xã Lũng Cú của nước ta thuộc tỉnh:

A. Lai Châu B. Điện Biên C. Lào Cai D. Hà Giang

Câu 2: Gió mùa mùa Đông ở khu vực Bắc Trung Bộ có đặc điểm:

A. Hướng Đông Bắc, tính chất lạnh khô B. Hướng Đông Nam, tính chất lạnh khô

C. Hướng Tây Nam, tính chất nóng khô D. Hướng Đông Bắc, tính chất lạnh ẩm

Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây không có đường biên giới giáp với Trung Quốc:

A. Hà Giang B. Lai Châu. C. Sơn La. D. Quảng Ninh.

Câu 4: Đặc điểm không được xét làm tiêu chí để phân loại đô thị nước ta là:

A. Tỉ lệ dân số phi nông nghiệp B. Tốc độ gia tăng dân số của đô thị

C. Số dân của đô thị D. Chức năng của đô thị

Câu 5: Vào đầu mùa hạ, gió mùa Tây Nam gây mưa chủ yếu cho khu vực:

A. Toàn lãnh thổ Việt Nam B. Bắc Bộ và Tây Nguyên

C. Bắc Bộ và Nam Bộ D. Tây Nguyên và Nam Bộ

Câu 6: Ngành công nghiệp được coi là ngành thuộc cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng và phải đi trước một bước là ngành:

A. Khai thác than. B. Sản xuất điện.

C. Khai thác dầu khí. D. Dệt may.

Câu 7: Hai vịnh biển có diện tích lớn nhất của nước ta là:

A. Vịnh Bắc Bộ và vịnh Nha Trang B. Vịnh Bắc Bộ và vịnh Vân Phong

C. Vịnh Thái Lan và vịnh Vân Phong D. Vịnh Thái Lan và vịnh Bắc Bộ

Câu 8: Cảng biển nào sau đây sẽ trở thành cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất nước ta:

A. Đà Nẵng. B. Cam Ranh.

C. Dung Quốc. D. Vân Phong.

Câu 9: Việt Nam hiện nay là thành viên của các tổ chức quốc tế:

A. ASEAN, OPEC, WTO B. EEC, ASEAN, WTO

C. OPEC, WTO, EEC D. ASEAN, WTO, APEC

Câu 10: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết: tên của năm đô thị trực thuộc Trung Ương là:

A. Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh

B. Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ

C. Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh

D. Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Biên Hòa, TP. Hồ Chí Minh

Câu 11: Ở nước ta việc đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở Trung du, miền núi và phát triển công nghiệp nông thôn nhằm:

A. Giải quyết nhu cầu việc làm của xã hội

B. Phân bố lại dân cư giữa các vùng trong nước

C. Khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước

D. Nâng cao tỉ lệ dân thành thị ở Trung du, miền núi và nông thôn

Câu 12: Để nâng cao chất lượng nguồn lao động ở nước ta cần phải:

A. Tổ chức hướng nghiệp, dạy nghề. B. Hình thành các cơ sở giới thiệu việc làm.

C. Phát triển giáo dục và đào tạo. D. Phát triển các ngành thủ công mỹ nghệ.

Câu 13: Trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành trồng trọt, nhóm cây trồng giữ vị trí thứ hai là:

A. Cây công nghiệp B. Cây ăn quả C. Cây rau đậu D. Cây lương thực

Câu 14: Cơ cấu sử dụng lao động nước ta có sự thay đổi mạnh mẽ trong những năm gần đây chủ yếu là do:

A. Tác động của Cách mạng khoa học - kĩ thuật và quá trình đổi mới

B. Chuyển dịch hợp lí cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ

C. Số lượng và chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao

D. Năng suất lao động ngày càng được nâng cao

Câu 15: Tác động của ngành công nghiệp khai thác dầu khí đến nền kinh tế của vùng Đông Nam Bộ là:

A. Đảm bảo an ninh và quốc phòng.

B. Làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân hóa lãnh thổ của vùng.

C. Tăng nhanh tổng sản phẩm trong nước.

D. Làm thay đổi cơ cấu lao động trong vùng.

Câu 16: Hiện nay, nghề nuôi tôm được phát triển mạnh nhất ở vùng:

A. Đồng bằng sông Hồng B. Duyên hải Nam Trung Bộ

C. Bắc Trung Bộ D. Đồng bằng sông Cửu Long

Câu 17: Chọn ý đúng nhất trong các ý sau thể hiện sức ép dân số đến:

A. Chất lượng cuộc sống, hoà bình thế giới, phát triển kinh tế

B. Tài nguyên môi trường, phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống

C. An ninh lượng thực, tài nguyên môi trường, phát triển kinh tế

D. Lao động - việc làm, an ninh lương thực, phát triển kinh tế

Câu 18: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết: Ở vùng Tây Nguyên, cây chè được trồng

nhiều nhất ở tỉnh:

A. Kom Tum B. Gia Lai C. Lâm Đồng D. Đắc Lăk

Câu 19: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết: vùng có mật độ dân số cao nhất cả nước là:

A. Đông Nam Bộ B. Đồng bằng sông Cửu Long

C. Tây Nguyên D. Đồng bằng sông Hồng

Câu 20: Việc phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng trên phạm vi cả nước là rất cần thiết vì:

A. Tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp của nước ta hiện còn cao

B. Sự phân bố dân cư của nước ta không đều và chưa hợp lí

C. Dân cư nước ta tập trung chủ yếu ở các đồng bằng

D. Nguồn lao động nước ta còn thiếu tác phong công nghiệp

Câu 21: Trong khu vực I (Nông - lâm - ngư nghiệp), tỉ trọng ngành thuỷ sản có xu hướng tăng là vì:

A. Nước ta có nguồn lợi hải sản phong phú

B. Trang thiết bị phục vụ ngành thuỷ sản ngày càng hiện đại

C. Nhu cầu của thị trường ngày càng lớn về các mặt hàng thuỷ sản

D. Giá trị xuất khẩu cao hơn so với các sản phẩm nông nghiệp

Câu 22: Việc mở rộng các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở vùng núi nước ta cần gắn liền với:

A. Bảo vệ và phát triển rừng B. Vấn đề thuỷ lợi và công nghiệp

C. Sản xuất lương thực và thực phẩm D. Nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Câu 23: Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là:

A. Nhiệt đới gió mùa B. Nhiệt đới ẩm

C. Nhiệt đới ẩm gió mùa D. Nhiệt đới khô

Câu 24: Trong các vùng sau, vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước là:

A. Đồng bằng sông Hồng B. Đồng bằng sông Cửu Long

C. Đồng bằng Thanh Nghệ - Tĩnh D. Đồng bằng Phú - Khánh

Câu 25: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết: trong các tỉnh (thành phố) sau, tỉnh

(thành phố) nào không giáp biển:

A. Ninh Bình B. Thành phố Cần Thơ

C. Thành phố Hồ Chí Minh D. Quảng Ngãi

Câu 26: Đàn trâu ở nước ta được nuôi nhiều nhất ở vùng:

A. Đồng bằng sông Hồng B. Trung du và miền núi phía Bắc

C. Đồng bằng sông Cửu Long D. Bắc Trung Bộ

Câu 27: Nguyên nhân chủ yếu làm cho ngành chăn nuôi ở nước ta ngày càng phát triển mạnh là:

A. Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi được đảm bảo B. Ngành công nghiệp chế biến phát triển

C. Dịch vụ (giống, thú y) có nhiều tiến bộ D. Thị trường tiêu thụ sản phẩm được mở rộng

Câu 28: Trong những đặc điểm sau, đặc điểm nào không phù hợp với địa hình nước ta:

A. Địa hình đặc trưng của vùng nhiệt đới ẩm

B. Phân bậc phức tạp với hướng nghiêng Tây Bắc - Đông Nam là chủ yếu

C. Địa hình ít chịu tác động của các hoạt động kinh tế - xã hội

D. Có sự tương phản phù hợp giữa núi đồi, đồng bằng, bờ biển và đáy ven bờ

Câu 29: Cơ cấu kinh tế nước ta chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hóa thể hiện:

A. Nông - lâm nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất, công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ trọng thấp

B. Nông - lâm nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhưng có xu hướng giảm, công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng nhất là ngành công nghiệp

C. Nông - lâm nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhưng có xu hướng giảm, công nghiệp tăng mạnh, dịch vụ không tăng

D. Nông - lâm nghiệp chiếm tỉ trọng cao, dịch vụ tăng nhanh công nghiệp tăng chậm

Câu 30: Trong cơ cấu ngành trồng trọt, tỉ trọng cây công nghiệp có xu hướng tăng nhanh thời gian gần đây là do:

A. Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển

B. Tác dụng bảo vệ môi trường

C. Mang lại hiệu quả kinh tế cao

D. Dân cư có truyền thống sản xuất

Câu 31: Nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất trong hệ đất đồng bằng là:

A. Nhóm đất phù sa B. Nhóm đất phèn C. Nhóm đất mặn D. Nhóm đất cát

Câu 32: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết: Dừa là loại cây công nghiệp được trồng nhiều nhất ở vùng:

A. Đông Nam Bộ B. Bắc Trung Bộ

C. Đồng bằng sông Cửu Long D. Duyên hải Nam Trung Bộ

Câu 33: Hai tỉnh dẫn đầu cả nước về diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản hiện nay là:

A. Cà Mau - Bạc Liêu B. Hải Phòng - Quảng Ninh

C. Ninh Thuận - Bình Thuận D. Kiên Giang - Cà Mau

Câu 34: Nước ta có vị trí hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, nên

A. Thảm thực vật bốn mùa xanh tốt B. Có nhiều tài nguyên khoáng sản

C. có nền nhiệt cao D. có tài nguyên sinh vật phong phú

Câu 35 : Xu hướng thay đổi cơ cấu mùa vụ trong sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long và Duyên hải miền Trung trong những năm qua là:

A. Giảm diện tích lúa mùa, tăng diện tích lúa hè thu

B. Tăng diện tích lúa đông xuân, giảm diện tích lúa hè thu

C. Giảm diện tích lúa đông xuân, tăng diện tích lúa mùa

D. Tăng diện tích lúa mùa và lúa hè thu

Câu 36: Nhân tố ảnh hưởng quan trọng nhất đến hoạt động khai thác thuỷ sản ở nước ta là:

A. Dân cư và lao động B. Thị trường tiêu thụ

C. Điều kiện đánh bắt D. Cơ sở vật chất kĩ thuật

Cho bảng số liệu sau:

Tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của nước ta thời kì 1990 – 2009

(đơn vị: tỉ đồng)

Năm

Nông – lâm – ngư nghiệp

Công nghiệp – xây dựng

Dịch vụ

1990

42 003

33 221

56 704

1997

55 895

75 475

99 895

2004

73 917

142 621

145 897

2005

76 905

157 808

158 276

2009

88 168

214 799

213 601

Sau khi xử lí số liệu ta có bảng: (đơn: vị: %)

Năm

Nông – lâm – ngư nghiệp

Công nghiệp – xây dựng

Dịch vụ

1990

100

100

100

1997

133,1

227,2

176,2

2004

176,0

429,3

257,3

2005

183,1

475,0

279,1

2009

209,9

646,6

376,7

Dựa vào bảng trên để trả lời hai câu hỏi số 37 và 38.

Câu 37 : Bảng số liệu trên có tên là:

A. Sản lượng của các khu vực kinh tế.

B. Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế.

C. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước của từng khu vực kinh tế.

D. Giá trị tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế.

Câu 38 : Dựa vào bảng số liệu đã xử lí, ta có thể vẽ dạng biểu đồ thích hợp nhất là:

A. Biểu đồ hình cột. B. Biểu đồ đường.

C. Biểu đồ miền D. Biểu đồ hình tròn.

Cho bảng số liệu sau:

Dân số và sản lượng lương thực nước ta giai đoạn 1999 - 2013

Năm

1999

2003

2005

2009

2013

Dân số (triệu người)

76,6

80,5

83,1

85,8

89,7

Sản lượng (triệu tấn)

33,2

37,7

39,6

43,3

49,3

Câu 39: Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình gia tăng dân số và sản lượng lương thực của nước ta giai đoạn 1999 - 2013.

A. Biểu đồ hình cột. B. Biểu đồ miền

C. Biểu đồ đường. D. Biểu đồ kết hợp cột và đường.

Câu 40: Sản lượng lương thực bình quân theo đầu người của nước ta (đơn vị: kg/người) năm 1999 và 2013 lần lượt là:

A. 43,3 kg/người - 54,9 kg/người. B. 4,3 kg/người - 5,5 kg/người.

C. 433,4 kg/người - 549,6 kg/người. D. 0,4 kg/người - 0,5 kg/người.

------------------------------- HẾT ----------------------------------

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

=> Xem hướng dẫn giải


  • 20 lượt xem