Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi môn Địa về biểu đồ

  • 1 Đánh giá

Nhiều bạn cứ nghĩ thi trắc nghiệm sẽ không có dạng biểu đồ. Đúng vậy, chỉ là bạn không phải vẽ biểu đồ, chứ các kiểu tính toán hay chọn biểu đồ bạn vẫn gặp thường xuyên trong các đề thi. Vì vậy, dạng bài tập trắc nghiệm về biểu đồ bạn không thể bỏ qua.

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Cho bảng số liệu sau:

DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ MỘT SỐ VÙNG NƯỚC TA NĂM 2006

Vùng

Đồng bằng sông Hồng

Tây Nguyên

Đông Nam Bộ

Dân số (nghìn người)

18208

4869

12068

Diện tích (km2)

14863

54660

23608

Trả lời từ câu 1 đến câu 4:

Câu 1. Mật độ dân số theo thứ tự giảm dần là:

A. Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên

B. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên

C. Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Hồng

D. Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ

Câu 2. Mật độ dân số là:

A. Tích giữa số dân và diện tích

B. Thương giữa số dân và diện tích

C. Tổng giữa số dân và diện tích

D. Thương giữa diện tích và số dân

Câu 3. Vùng có mật độ dân cư thấp là do nhân tố:

A. Trình độ kinh tế, tình chất các hoạt động kinh tế

B. Đặc điểm dân cư và đô thị hóa

C. Đất đai - địa hình

D. Tất cả ý trên đúng

Câu 4. Phương hướng hiệu quả nhất cho vùng có mật độ dân cư thấp là:

A. Phân bố lại dân cư và lao động

B. Nâng cao trình độ tay nghề

C. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo

D. Xuất khẩu lao động

Cho bảng số liệu sau:

Tỉ suất sinh và tỉ suất tử ở nước ta giai đoạn 1979 – 2006 (‰)

Năm

1979

1989

1999

2006

Tỉ suất sinh

32,2

31,3

23,6

19,0

Tỉ suất tử

7,2

8,4

7,3

5,0

Trả lời từ câu 5 dến câu 9:

Câu 5. Biểu đồ thích hợp nhất cho bảng số liệu trên là:

A. Biểu đồ kết hợp

B. Biểu đồ tròn

C. Biểu đồ cột

D. Biểu đồ đường

Câu 6. Nhận xét nào sai trong các nhận xét sau:

A. Tỉ suất sinh và tỉ suất tử đều giảm

B. Tỉ suất sinh giảm nhanh hơn tỉ suất tử

C. Gia tăng dân số tự nhiên đã giảm đáng kể nhưng vẫn còn cao (trên 1%)

D. Gia tăng dân số tự nhiên không có sự khác nhiều nhau giữa các giai đoạn

Câu 7. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên (‰) được tính bằng:

A. Tích giữ tỉ suất sinh và tỉ suất tử

B. Hiệu giữa tỉ suất sinh và tỉ suất tử

C. Hiệu giữa tỉ suất tử và tỉ suất sinh

D. Thương giữa tỉ suất sinh và tỉ suất tử

Câu 8. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của nước ta đã giảm nhưng dân số nước ta vẫn tăng, vì:

A. Mỗi năm nước ta có hơn 1 triệu lao động bổ sung

B. Quy mô dân số nước ta lớn

C. Tỉ lệ trẻ sinh ra nhiều

D. Câu B + C đúng

Câu 9. Số trẻ em sinh ra mặc dù đã giảm nhưng vẫn chiếm tỉ lệ cao, điều này đã:

A. Tạo nguồn nhân lực dồi dào cho đất nước

B. Là gánh nặng cho gia đình và xã hội trong việc giáo dục, nuôi dạy

C. Là nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp hoặc không có việc làm ổn định

D. Tất cả đều đúng

Cho bảng số liệu sau:

Mật độ dân số một số vùng nước ta, năm 2006 (đơn vị: người/km²)

Vùng

Mật độ

Vùng

Mật độ

Đồng bằng sông Hồng

1225

Duyên Hải Nam Trung Bộ

200

Đông Bắc

148

Tây Nguyên

89

Tây Bắc

69

Đông Nam Bộ

551

Bắc Trung Bộ

207

Đồng bằng sông Cửu Long

429

Trả lời từ câu 10 đến câu 13

Câu 10. Biểu đồ thích hợp nhất là:

A. Đường biểu diễn

B. Hình cột đôi

C. Miền

D. Hình cột đơn

Câu 11. Nhận xét nào đúng trong các nhận xét sau:

A. Mật độ dân số đồng bằng sông Hồng gấp 2,9 lần mật độ đồng bằng sông Cửu Long

B. Mật độ dân số Tây Nguyên thấp hơn đồng bằng sông Hồng là 14,8 lần

C. Đồng bằng tập trung ¼ dân số, vùng núi tập trung ¾ dân số.

D. Câu A + B đúng.

Câu 12. Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất nước do:

A. Lịch sử khai thác khá sớm, dân đông,

B. Phương thức sản xuất thô sơ, truyền thống

C. Có nghề trồng lúa nước phát triển, trình độ thâm canh, vị trí địa lí,...

D. Tất cả ý trên đúng.

Câu 13. Hậu quả lớn nhất của phân bố dân cư không hợp lí là:

A. Gây lãng phí nguồn lao động

B. Khai thác tài nguyên sẽ gặp khó khăn

C. Vấn đề môi trường, dịch bệnh,...phát sinh

D. Gây khó khăn cho phát triển kinh tế

---------------------------------------------HẾT-----------------------------------------

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

=> Xem hướng dẫn giải


  • 44 lượt xem