Đường xích đạo là gì?

  • 1 Đánh giá

Hẳn mỗi chúng ta đều đã từng nghe đến cụm từ "xích đạo". Có lẽ, khi mới nghe xong, ai cũng đều mường tưởng trong đầu đó là một cái gì đó thuộc về lĩnh vực thiên văn học và khó lí giải được cụ thể đó là cái gì. Vì vậy, để giúp các bạn có một cái nhìn tổng quan nhất về cụm từ này và những vấn đề liên quan đến "xích đạo" KhoaHoc xin giới thiệu bạn đọc bài viết dưới đây.

1. Khái niệm:

  • Xích đạo là một đường tròn tưởng tượng được vẽ ra trên bề mặt một hành tinh (hoặc các thiên thể khác) tại khoảng cách nằm giữa hai cực.

2. Đặc điểm đường xích đạo:

  • Đường xích đạo là vĩ tuyến lớn nhất trên trái đất. Chiều dài của nó bằng: 40.000 km.
  • Mặt phẳng xích đạo chia Trái Đất ra hai nửa cầu bằng nhau: nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam.
  • Bất cứ địa điểm nào nằm trên đường xích đạo quanh năm cũng có hiện tượng ngày và đêm bằng nhau.
  • Bất cứ địa điểm nào nằm trên đường xích đạo cũng thất mặt trời ở thẳng đỉnh đầu 2 lần trong năm vào các ngày xuân phân (21-3) và thu phân (23-9).
  • Theo định nghĩa thì vĩ độ của đường xích đạo là 0°.
  • Đường xích đạo là một trong năm vĩ tuyến chủ yếu dựa trên quan hệ giữa sự tự quay của Trái Đất với mặt phẳng quỹ đạo của nó xung quanh Mặt Trời. Ngoài ra, xích đạo là vĩ tuyến có độ dài lớn nhất.

3. Khí hậu đường xích đạo:

  • Khí hậu xích đạo, còn gọi là khí hậu rừng mưa nhiệt đới, là một kiểu khí hậu với đặc trưng là nhiệt độ cao trong suốt cả năm.
  • Nhiệt độ trung bình năm cao > 25°C
  • Nhiệt độ gần như ổn định quanh năm.
  • Lượng mưa dồi dào, phổ biến vào buổi chiều và dao động trên 2000mm mỗi năm.
  • Áp suất khí quyển luôn thấp và độ ẩm ướt cao.

4. Các quốc gia có đường xích đạo đi qua:

  • São Tomé và Príncipe
  • Gabon
  • Cộng hòa Congo
  • Cộng hòa Dân chủ Congo
  • Uganda
  • Kenya
  • Somalia
  • Maldives
  • Indonesia
  • Kiribati
  • Mỹ
  • Ecuador
  • Colombia
  • Brasil

5. Vì sao điểm nóng nhất không phải là xích đạo?

Nhìn vào bản đồ thế giới ta thấy, những vùng thuộc xích đạo phần lớn đều có biển cả như Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương. Do đó, nước làm cân bình nhiệt ở xích đạo.

Mặt biển xích đạo mênh mông có tính chất khác hẳn lục địa. Nó có khả năng truyền dẫn nhiệt lượng của mặt trời xuống tận dưới đáy sâu. Đồng thời nước biển khi bốc hơi cũng làm tiêu hao khá nhiều nhiệt lượng mặt trời. Mặt khác, nước biển có nhiệt dung riêng rất lớn, nhiệt độ nước tăng chậm hơn rất nhiều so với đất liền. 1 cm3 nước nhận được 4,18 jun nhiệt lượng, tức 1 calo, thì chỉ làm cho nước tăng thêm 1 độ C, trong khi đó 1 cm3 đất hấp thu cũng bằng từng ấy nhiệt lượng thì nhiệt độ có thể tăng thêm 2-2,5 độ C. Vì lẽ đó vào mùa hè, nhiệt độ mặt biển tại xích đạo không bao giờ tăng lên đột ngột.

Trong khí đó tại các sa mạc thì hoàn toàn ngược lại. Ở sa mạc rất hiếm các loại thực vật, nước càng "cực quý", chỉ có cát trắng mà thôi. Do nhiệt dung của cát nhỏ, nó sẽ nóng lên nhanh chóng khi hấp thụ nhiệt, nhưng lại không truyền nhiệt này xuống dưới sâu được (do khả năng truyền nhiệt rất kém). Vì thế, tuy lớp cát bề mặt đã nóng rãy rồi mà lớp cát bên dưới vẫn lạnh như băng.

Mặt khác, đất sa mạc lại thiếu hẳn tác dụng bốc hơi nước làm tiêu hao nhiệt như ở biển. Cho nên, khi mặt trời xuất hiện trên đường chân trời, nhiệt độ trên sa mạc luôn tăng lên, đến giữa trưa mặt đất hầu như đã bị nung nóng như lửa thiêu vậy.

Một nguyên nhân khác nữa là các đám mây và cơn mưa ở vùng xích đạo cũng nhiều hơn hẳn vùng sa mạc. Vùng xích đạo thường chiều nào cũng có mưa, như vậy nhiệt độ buổi chiều không thể cao quá được. Còn sa mạc, thường là trời nắng, rất hiếm khi có ngày mưa. Từ sáng sớm đến chiều tối mặt trời vẫn toả hơi nóng xuống sa mạc, về chiều nhiệt độ vùng sa mạc cũng tăng lên rất cao. Đó là lý do vì sao vùng xích đạo không phải là nơi nóng nhất của trái đất.

6. Chạm tay vào đường xích đạo ở Ecuado

Trong thực tế, tên chính thức của Ecuador là Cộng hòa Ecuador, nếu dịch theo nghĩa đen là "Cộng hòa xích đạo". Thành phố Quito cũng là thủ đô của Ecuador nằm ở chính giữa đường xích đạo tưởng tượng này.

Đường xích đạo đã được phát hiện và lập bản đồ vào năm 1736 bởi một nhóm thám hiểm trắc địa người Pháp, người dẫn đầu nhóm thám hiểm này là Charles -Marie de La Comdamine.

Charles -Marie de La Comdamine đã trải qua 10 năm ở Ecuador để lấy những số đo và đã chứng minh rằng trái đất này không hoàn toàn là tròn trịa mà nó là phình ra tại đường xích đạo.

Vào năm 1936, chính phủ Ecuador đã xây dựng một tượng đài để kỷ niệm 200 năm của cuộc thám hiểm trắc địa đầu tiên của Viện Hàn lâm khoa học Pháp.

Đài tưởng niệm này được xây dựng thêm một tòa tháp cao 30 m và trên đỉnh tháp được thiết lặp một hình cầu cao khoảng 2,4 m nữa vào năm 1979.

Tượng đài nằm trong một công viên có tên gọi là "Mitad del Mundo" hay "Tâm của thế giới". Một đường màu vàng chạy trên mặt đất đó được cho là đánh dấu vị trí chính xác của đường xích đạo.

Mỗi năm có khoảng nửa triệu người tới đài tưởng niệm Mitad del Mundo viếng thăm và chụp ảnh đôi chân của họ đặt ở hai bên của đường vạch màu vàng mà được cho là đường xính đạo chạy ngang qua.

7. Một số hình ảnh đường xích đạo


  • 261 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021