Trắc nghiệm địa lí 12 bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp) P2

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 12 bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp) P2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Bề mặt đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm nổi bật là

  • A. bị hệ thống đê ngăn lũ chia cắt thành nhiều ô
  • B. được phân chia thành ba dải nằm song song với bờ biển
  • C. có nhiều ô trũng, cồn cát, đầm phá
  • D. có hệ thống sông ngòi và kênh rạch chằng chịt

Câu 2: Đồng Bằng Sông Hồng được bồi tụ do phù sa của hệ thống sông:

  • A. Sông Tiền – Sông Hậu
  • B. Sông Hồng và Sông Đà
  • C. Sông Hồng – Sông Thái Bình
  • D. Sông Đà và Sông Lô

Câu 3: ở nhiều đồng bằng ven biển miền Trung thường có sự phân chia thành 3 dải, lần lượt từ biển vào là

  • A. vùng trũng thấp – cồn cát, đầm phá – đồng bằng
  • B. cồn cát, đầm phá – đồng bằng – vùng thấp trũng
  • C. cồn cát, dầm phá – vùng thấp trũng- đồng bằng
  • D. đồng bằng – cồn cát – đầm phá – vùng thấp trũng

Câu 4: Khu vực đồi núi nước ta có nhiều cao nguyên rộng lớn cùng với nhiều đồng cỏ là điều kiện thuận lợi cho việc:

  • A. Phát triển du lịch sinh thái
  • B. Xây dựng các công trình thủy điện
  • C. Chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp
  • D. Phát triển lâm nghiệp

Câu 5: Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều vùng trũng lớn chưa được bồi lấp xong như

  • A. Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên
  • B. Dọc sông Tiền, sông Hậu
  • C. Ven biển Đông và vịnh Thái Lan
  • D. Cà Mau, Bạc Liêu

Câu 6: Đồng bằng sông Cửu Long thường xuyên bị nhiễm mặn vào mùa khô là do:

  • A. Địa hình thấp, nhiều cửa sông đổ ra biển nên thủy triều dễ lấn sâu vào đất liền
  • B. Có nhiều vùng trũng rộng lớn.
  • C. Có 3 mặt giáp biển, có gió mạnh nên đưa nước biển vào
  • D. Sông ngòi nhiều tạo điều kiện dẫn nước biển vào sâu trong đất liền

Câu 7: "2/3 diện tích đồng bằng là đất mặn, đất phèn" là đặc điểm của

  • A. đồng bằng sông Hồng
  • B. đồng bằng thanh hóa
  • C. đồng bằng Nghệ An
  • D. đồng bằng sông Cửu Long

Câu 8: Dải đồng bằng miền Trung không liên tục bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ là do

  • A. thềm lục địa ở khu vực này thu hẹp
  • B. sông ở đây có lượng phù sa nhỏ
  • C. có nhiều dãy núi ăn lan ra sát biển
  • D. có nhiều cồn cát, đầm phá

Câu 9: Đồng bằng có diện tích đất phèn, đất mặn chiếm 2/3 diện tích vùng là:

  • A. Đồng bằng sông Hồng
  • B. Đồng bằng sông Cửu Long
  • C. Đồng bằng duyên hải Miền Trung
  • D. Đồng bằng Tuy Hòa

Câu 10: Hình thái của đồng bằng sông Hồng có đặc điểm:

  • A. Cao ở rìa phía Tây và Tây Bắc, thấp dần ra biển
  • B. Cao ở rìa phía Đông, giữa thấp trũng
  • C. Thấp phẳng, có nhiều ô trũng lớn
  • D. Vùng trong đê có nhiều ô trũng thường xuyên bị ngập nước

Câu 11: Diện tích của đồng bằng sông Cửu Long là:

  • A. 40.000 km2
  • B. 15.000 km2
  • C. 20.000 km2
  • D. 45.000 km2

Câu 12:Đồng bằng sông Cửu Long có hai vùng trũng lớn là:

  • A. Cà mau và Đồng Tháp Mười.
  • B. Kiên giang và Đông Tháp Mười.
  • C. Tứ Giác Long Xuyên và Đông Tháp Mười
  • D. Tứ Giác Long Xuyên và Cà Mau

Câu 13: “ Về mùa lũ, nước ngập trên diện rộng; về mùa cạn, nuwocs triều lấn mạnh” là đặc điểm của

  • A. đồng bằng sông Hồng
  • B. đồng bằng sông Cửu Long
  • C. đồng bằng Quảng Nam
  • D. đồng bằng Tuy Hòa

Câu 14: Ở nước ta, trên bề mặt các cao nguyên có điều kiện thuận lợi để phát triển:

  • A. Rừng, chăn nuôi, cây lương thực.
  • B. Rừng, chăn nuôi, thủy sản
  • C. Trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc
  • D. Chăn nuôi, thủy sản, cây công nghiệp

Câu 15: Thế mạnh đặc trưng của khu vực đồi núi nước ta đối với sự phát triển kinh tế xã hội là:

  • A. Có nhiều khoáng sản
  • B. Có nhiều đồng cỏ
  • C. Có khí hậu mát mẻ
  • D. Có nguồn thủy năng dồi dào

Câu 16: Một trong những hạn chế của khu vực đồng bằng là:

  • A. gây khó khăn cho việc đi lại và phát triển giao thông.
  • B. chịu ảnh hưởng của thiên tai xói mòn, lũ quét…
  • C. địa hình thấp chịu tác động mạnh của thủy triều và xâm nhập mặn
  • D. nhiều thiên tai

Câu 17: Điểm giống nhau ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là:

  • A. có hệ thống đê điều chạy dài.
  • B. có mạng lưới kênh rạch chằng chịt
  • C. đều là những đồng bằng châu thổ do phù sa của các con sông lớn bồi đắp.
  • D. bị nhiễm mặn nặng nề.

Câu 18: thế mạnh nào dưới đây không có ở khu vực đồi núi?

  • A. Khoáng sản
  • B. nguồn thủy năng
  • C. nguồn hải sản
  • D. rừng và đất trồng

Câu 19: Đây là đồng bằng lớn ở miền Trung là:

  • A. Đồng bằng sông Mã.
  • B. Đồng bằng sông Cả
  • C. Cả hai đều sai.
  • D. Cả hai đều đúng.

Câu 20: Đồng bằng sông Cửu Long còn được gọi là:

  • A. Đồng bằng miền Nam.
  • B. Đồng bằng Tây Nam Bộ
  • C. Đồng bằng phù sa.
  • D. Đồng bằng Chín Rồng

Câu 21:Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 8, mỏ sắt có trữ lượng lớn nhất ở vùng Bắc Trung Bộ là

  • A. Cổ Định
  • B. Thạch Khê
  • C. Lệ Thúy
  • D. Thạch Hà

Câu 22: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 8, các mỏ đất hiểm của nước ta phân bố chủ yếu ở

  • A. Đông Bắc
  • B. Tây Bắc
  • C. Bắc Trung Bộ
  • D. Tây Nguyên

Câu 23: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 8, các mỏ đá vôi xi măng lớn nhất phía nam phân bố ở tỉnh

  • A. Đồng Nai
  • B. An Giang
  • C. Kiên Giang
  • D. Cà Mau
Xem đáp án

=> Kiến thức Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp)


Trắc nghiệm địa lí 12 bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp) P1
  • 107 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021