Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp)
Dưới đây, KhoaHoc sẽ giới thiệu cho các bạn bài 6 đất nước nhiều đồi núi. Chắc hẳn, chỉ mới nghe đến cái mục bài thôi các bạn cũng đã mường tưởng được bài học sẽ đề cập đến vấn đề gì. Vâng đó chính là một đất nước Việt Nam có nhiều đồi núi. Vậy ngoài việc nhiều đồi núi, địa hình nước ta còn có các đặc điểm nào? Gồm có các khu vực địa hình nào và phân bố ra sao? Mời các bạn cùng đến với nội dung trọng tâm của bài.
A. Ôn tập lí thuyết
b, Khu vực đồng bằng
Chiếm ¼ diện tích cả nước gồm 2 loại đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển
ĐB châu thổ có ĐBSH và ĐBSCL
* Đồng bằng sông Hồng
- Diện tích : 15.000 km2
- Độ cao : 4 – 20m.
- Hình dạng : Tam giác.
- Địa hình cao ở rìa phía tây, tây bắc, thấp dần ra biển và bị chia cắt thành nhiều ô. Do đó đê ven sông ngăn lũ nên vùng trong đê không được bồi phù sa hàng năm, tạo thành các bậc ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước, vùng ngoài đê thường xuyên được bồi phù sa.
* Đồng bằng sông Cửu Long
- Diện tích : 40.000 km2 .
- Độ cao : 3 – 5m.
- Hình dạng : hình thang.
- Địa hình thấp, phẳng. Trên bề mặt đồng bằng có mạng lưới kênh rạch chằng chịt nên mùa lũ nước ngập sâu ở vùng trũng Đồng Tháp Mười, còn về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn.
* Đồng bằng ven biển:
- Diện tích : 15.000 km2, kéo dài từ Thanh Hóa đến Bình Thuận khoảng 1300 km.
- Biển đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành đồng bằng.
- Đất nghèo nhiều cát, ít phù sa sông.
- Đồng bằng ở đây thường phân chia thành ba dải: giáp biển là đầm phá, giữa là vùng thấp trũng, trong cùng là đồng bằng.
3. Thế mạnh và hạn chế tự nhiên của các khu vực đồi núi và đồng bằng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
a, Khu vực đồi núi
* Thế mạnh:
- Có nhiều mỏ khoáng sản (mỏ nội sinh và ngoại sinh) tập trung ở vùng núi.
- Nguồn tài nguyên rừng và đất trồng tạo điều kiện phát triển nông, lâm nghiệp.
- Địa hình: Các bề mặt cao nguyên và thung lũng tạo điều kiện hình thành các vùng chuyên canh rồng trọt và chăn nuôi.
- Sông ngòi miền núi có tiềm năng thủy điện lớn
- Phát triển các loại du lịch địa hình và sinh thái.
* Hạn chế:
- Địa hình hiểm trở, chia cắt gây trở ngại giao thông trong việc khai thác và giao lưu giữa các vùng
- Thường xuyên xảy ra lũ quét, đất trượt đá lở.
- Nơi đứt gãy có nguy cơ động đất, nơi khô nóng có nguy cơ hạn hán cháy rừng.
- Cuộc sống người dân vùng cao còn khó khăn trong việc phát triển kinh tế cũng như hội nhập với các vùng khác.
b, Khu vực đồng bằng
* Thế mạnh
- Là cơ sở phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông sản, nhất là cây lúa nước.
- Cung cấp nguồn lợi thiên nhiên như khoáng sản, thủy sản và lâm sản.
- Khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản nhờ nguồn nước ngọt và nước lợ.
- Là nơi có địa hình thuận lợi để xây dựng các thành phố, khu công nghiệp, trung tâm thương mại.
* Hạn chế:
- Thường xuyên chịu thiên tai bão lũ
- Thủy triều xâm nhập làm đất đai bị mặn và phèn hóa
- Khi hậu nóng lên, băng tan nước biển dâng cao nguy cơ gây ngập lụt cho các đồng bằng châu thổ màu mỡ nước ta.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Dựa và kiến thức đã học và quan sát hình 6, nhận xét về địa hình của hai đồng bằng này?
Câu 2: Dựa vào hình 6, nêu nhận xét về đặc điểm của vùng đồng bằng cen biển miền Trung?
Câu 3: Hãy nêu các thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của khu vực đồi núi?
Câu 4: Việc khai thác sử dụng đất và rừng không hợp lí ở miền đồi núi đã gây ra những hậu quả gì cho môi trường sinh thái nước ta?
Câu 5. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long có những điểm gì giống nhau và khác nhau về điều kiện hình thành, đặc điểm địa hình và đất ?
Câu 6: Nêu đặc điểm của dải đồng bằng ven biển miền Trung?
Câu 7: Nêu những thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên khu vực đồi núi và khu vực đồng bằng đối với phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta?
=> Trắc nghiệm địa lí 12 bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp) P2
Xem thêm bài viết khác
- Dựa vào biểu đồ hình 33.2 (SGK), hãy nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng?
- Hãy nêu ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên nước ta?
- Trình bày các phương hướng giải quyết việc làm, nhằm sử dụng hợp lí lao động ở nước ta...
- Vì sao giai đoạn Cổ kiến tạo được xem là giai đoạn có tính chất quyết định đến lịch sử phát triển lãnh thổ nước ta ?
- Hãy kể tên một số cửa khẩu quốc tế quan trọng trên đường biên giới của nước ta với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia?
- Tại sao trong những năm qua, nước ta luôn trong tình trạng nhập siêu?
- Hãy phân tích sức ép của dân số đối với việc phát triển kinh tế xã hội ở đồng bằng sông Hồng?
- Tại sao nói: “Sự phát triển kinh tế xã hội các huyện đảo có ý nghĩa chiến lược hết sức to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của nước ta hiện tại cũng như tương lai”?
- Tại sao nước ta có sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành?
- Giải bài 32 địa lí 12 vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước?
- Quan sát hình 31.2 hãy nhận xét về sự thay đổi cơ cấu xuất, nhập khẩu của nước ta trong giai đoạn 1990 2005?