Giải bài 33 địa lí 12 vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng
Đồng bằng sông Hồng là một trong ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, là vùng có nền kinh tế phát triển mạnh đứng hàng thứ hai cả nước sau Đông Nam Bộ. Vậy điều kiện nào tạo nên thế mạnh đó? Tại sao lại phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch như thếnào?Chúng ta cùng đến với bài “Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng địa lí 12.
A. Kiến thức trọng tâm
- Diện tích: 15.000 km2, chiếm 4,5% diện tích đất cả nước.
- Dân số: 18,2 triệu người, chiếm 21,6% dân số cả nước.
- Gồm có 10 tỉnh, thành: Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình.
1. Các thế mạnh chủ yếu của vùng
- Vị trí địa lí: Trong vùng kinh tế trọng điểm,giáp vịnh Bắc Bộ,Trung du -miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ => Thuận lợi trong giao lưu và phát triển kinh tế.
- Điều kiện Tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên :
- Đất nông nghiệp 51,2% diện tích đồng bằng trong đó 70% là phù sa màu mỡ, có giá trị lớn vềsản xuất nông nghiệp.
- Nước: Phong phú :Nước sông (hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình), nước ngầm, nước nóng, nước khoáng.
- Biển: bờ biển dài,vùng biển có tiềm năng lớn để phát triển nhiều ngành kinh tế (đánh bắt và nuôi trồng thuỷ,hải sản, giao thông, du lịch)
- Khoáng sản không nhiều, có giá trịlà đá vôi, sét cao lanh, than nâu, khí tự nhiên.
- Điều kiện kinh tế-xã hội:
- Dân cư - lao động: dồi dào, có kinh nghiệm và trình độ cao.
- Cơ sở hạ tầng: Phát triển mạnh (điện, nước)
- Cơ sở vật chất - kĩ thuật: Tương đối tốt (nhà máy, xí nghiệp…)
- Khác: Thị trường tiêu thụ rộng lớn. Lịch sử khai thác lâu đời…
2. Các hạn chế chủ yếu của vùng
- Số dân, mật độ dân số cao nhất cả nước: Vấn đề việc làm còn nan giải.
- Thường có thiên tai ( bão,lụt, hạn hán...).
- Một số tài nguyên bị xuống cấp, suy thoái ( đất, nước..). Thiếu nguyên liệu cho phát triển công nghiệp
- Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm.
3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và các định hướng chính
a. Thực trạng:
- Đất nông nghiệp đang bị thu hẹp, sức ép việc làm, Đổi mới CNH, HĐH Đất nước
- Cơ cấu kinh tế theo ngành đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tuy nhiên còn chậm.
- Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III.
b. Các định hướng chính
- Định hướng chung: Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III.
- Chuyển dịch trong nội bộ từng ngành kinh tế:
- Trong khu vực I:
- Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và thủy sản.
- Trong trồng trọt: giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả.
- Trong khu vực II: Hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm.
- Trong khu vực III: Tăng cường phát triển du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng, giáo dục đào tạo…
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài
Câu 1: Trang 150 – sgk địa lí 12
Hãy kể tên các tỉnh, thành phố (tương đương cấp tỉnh) thuộc đồng bằng sông Hồng?
Câu 2: Trang 150 – sgk địa lí 12
Dựa vào biểu đồ hình 33.1 sgk, hãy trình bày các thế mạnh của Đồng bằng sông Hồng?
Câu 3: Trang 151 – sgk địa lí 12
Hãy phân tích sức ép của dân số đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở đồng bằng sông Hồng?
Câu 4: Trang 151 – sgk địa lí 12
Các hạn chế về tự nhiên đã ảnh hưởng như thế nào đến việc phát triển kinh tế - xã hội ở đồng bằng sông Hồng?
Câu 5: Trang 152 – sgk địa lí 12
Dựa vào biểu đồ hình 33.2 (SGK), hãy nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng?
Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1: Trang 153 – sgk địa lí 12
Tại sao lại có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng?
Câu 2: Trang 153 – sgk địa lí 12
Phân tích những nguồn lực ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng?
Câu 3: Trang 153 – sgk địa lí 12
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng diễn ra như thế nào? Nêu những định hướng chính trong tương lai?
Câu hỏi: Chứng minh rằng vùng Đồng bằng sông Hồng là vùng kinh tế có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta?
Câu hỏi: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh ở Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất trong cả nước?
Xem thêm bài viết khác
- Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước?
- Nêu tình trạng suy giảm tài nguyên rừng và suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta. Các biện pháp bảo vệ rừng và bảo vệ đa dạng sinh học?
- Dựa vào biểu đồ hình 33.1 sgk, hãy trình bày các thế mạnh của Đồng bằng sông Hồng?
- Nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo nông thôn và thành thị nước ta.
- Việc phát triển tổng hợp kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ so với Bắc Trung Bộ thuận lợi như thế nào?
- Hãy trình bày một số phương hướng chính để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp của vùng?
- Hãy trình bày các điều kiện (tự nhiên, kinh tế xã hội) đối với sự phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên. Nêu các khu vực chuyên canh cà phê và các biện pháp để có thể phát triển ổn định cây cà phê ở vùng này?
- Hãy phân tích các thế mạnh đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc?
- Vì sao lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như ở miền Nam?
- Từ hình 16.1 hãy nhận xét tỉ lệ gia tăng dân số qua các giai đoạn
- Bài 3: Thực hành vẽ bản đồ Việt Nam
- Hãy phân biệt một số nét khác nhau cơ bản giữa nông nghiệp cổ truyền và nông nghiệp hàng hoá.