Bài 1: Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập
Bài Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập là bài nói về quá trình cũng như diễn biến, kết quả của công cuộc đổi mới trên tất cả các lĩnh vực của nước ta từ ngày thống nhất đất nước. Sau đây, mời các bạn cùng đến với bài học.
A. Ôn tập lí thuyết
1. Công cuộc đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế - xã hội.
a.Bối cảnh :
- 30/4/1975 đất nước thống nhất, cả nước tập trung vào gàn gắn vết thương do chiến tranh
- Từ 1975 đến 1985 kinh tế nước ta thường xuyên lâm vào tình trạng khủng hoảng, lạm phát kéo dài.
Nguyên nhân:
- Xuất phát xây dựng từ một nền nông nghiệp lạc hậu, mang tính tự cung tự cấp.
- Chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh.
- Tình hình trong nước và quốc tế diễn biến hết sức phức tạp.
b. Diễn biến :
- Năm 1979 cuông cuộc đổi mới chính thức bắt đầu từ lĩnh vực nông nghiệp sau đó lan sang công nghiệp và dịch vụ
- Năm 1986 đã khẳng định nền kinh tế nước ta đổi mới theo 3 xu thế :
+ Dân chủ hoá đời sống kinh tế – xã hội.
+ Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN
+ Tăng cường giao lưu, hợp tác với các nước trên thế giới.
c.Thành tựu :
- Đưa nước ta thoát khỏ tình trạng lạm phát, khủng hoảng kéo dài
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng khi vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III
- Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng dần có những chuyển biến. Đó là sự ra đời các vùng chuyên canh, các trung tâm công nghiệp và các vùng kinh tế trọng điểm.
- Đời sống người dân dần được cải thiện, nâng cao, tỉ lệ đói nghèo giảm.
2. Nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực
a. Bối cảnh :
- Toàn cầu hoá là xu thế tất yếu của nền kinh tế thế giới, tạo cho ta đẩy mạnh hợp tác quốc tế và khu vực nhằm thu hút vốn , công nghệ và mở rộng thị trường
- Năm 1995, Việt Nam – Hoa Kì bình thường hóa quan hệ
- Tháng 7/1995, VIệt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN
- Tháng 1/2007, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO
- Việt Nam tham gia nhiều các diễn đàn khác của quốc tế như APEC, AFTA…
b. Thành tựu :
- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (ODA, FD, FPI)
- Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, khoa học kĩ thuật, bảo vệ môi trường.
- Phát triển ngoại thương ở tầm cao mới, là nước xuất khẩu gạo
3. Một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuốc đổi mới và hội nhập
- Thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo.
- Hoàn thiện và thực hiện đồng bộ cơ chế chính sách của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.
- Đẩy mạnh CNH – HĐH gắn với phát triển nền kinh tế tri thức.
- Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế để tăng tiềm lực kinh tế quốc gia.
- Phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên môi trường.
- Đẩy mạnh phát triển y tế, văn hoá, giáo dục… đồng thời chống lại các tệ nạn xã hội.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Bối cảnh quốc tế trong những năm cuối thế kỉ XX có ảnh hưởng như thế nào đến công cuộc Đổi mới ở nước ta?
Câu 2: Hãy tìm các dẫn chứng về thành tựu của công cuộc Đổi mới ở nước ta?
Xem thêm bài viết khác
- Phân tích việc sử dụng đất nông nghiệp ở Trung du và miền núi nước ta? Tại sao sử dụng hợp lí đất đai ở đây trở thành vấn đề phát triển rất quan trọng?
- Dựa vào hình 6, nêu nhận xét về đặc điểm của vùng đồng bằng cen biển miền Trung?
- Tại sao nói việc phát triển cơ cấu nông –lâm-ngư nghiệp góp phần phát triển bền vững ở Bắc Trung Bộ?
- Hãy lập bảng tóm tắt những điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển của hoạt động khai thác thuỷ sản nước ta.
- Hãy nêu ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống?
- Tại sao việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn?
- Bài 16: Đặc điểm dân số và Phân bố dân cư nước ta Địa lí 12 trang 67
- Nền nông nghiệp nhiệt đới có những thuận lợi và khó khăn gì...?
- Quan sát hình 31.2 hãy nhận xét về sự thay đổi cơ cấu xuất, nhập khẩu của nước ta trong giai đoạn 1990 2005?
- Hãy nhận xét về cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt và xu hướng chuyển dịch cơ cấu của ngành này?
- Tại sao nói: “Sự phát triển kinh tế xã hội các huyện đảo có ý nghĩa chiến lược hết sức to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của nước ta hiện tại cũng như tương lai”?
- Vì sao giai đoạn Cổ kiến tạo được xem là giai đoạn có tính chất quyết định đến lịch sử phát triển lãnh thổ nước ta ?