Thực hành bài 23: Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt Địa lí 12 trang 98
Ngành nông nghiệp nước ta bao gồm có hai ngành chính đó là trồng trọt và chăn nuôi. Mỗi ngành đã và đang có những sự chuyển dịch nhất định. Vậy ngành trồng trọt đang có sự chuyển dịch cơ cấu như thế nào? Hi vọng bài thực hành hôm nay, phần nào giúp các bạn hiểu được điều đó.
Câu 1: Cho bảng số liệu:
Bảng 23.1. GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH TRỒNG TRỌT (theo giá so ánh 1994)
(Đơn vị: tỉ đồng)
a) Tính tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo từng nhóm cây trồng (lấy năm 1990 = 100%).
b) Nhận xét về mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Sự thay đổi trên phản ánh điều gì trong sản xuất lương thực, thực phẩm và trong việc phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới?
Trả lời:
a)
Để tính tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo từng nhóm cây ta áp dụng công thức:
Tốc độ tăng trường = (Giá trị năm sau / Giá trị năm 1990 ) x 100%.
Theo công thức này ta có bảng kết quả tính như sau:
b) Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt.
* Về tốc độ tăng trưởng (giai đoạn 1990-2005):
+ Cây công nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (tăng 282,3%), tiếp theo là cây rau đậu (tăng 156,8%). Cả hai nhóm cây này đều có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt.
+ Cây lương thực, cây ăn quả và cây khác có tốc độ tăng trưởng thấp hơn tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt.
* Về sự thay đổi cơ cấu (%)
Từ năm 1990 đến năm 2005, cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt ở nước ta có sự thay đổi theo hướng:
+ Giảm tỉ trọng cây lương thực, cây ăn quả và cây khác.
+ Tăng tỉ trọng cây công nghiệp, rau đậu.
* Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt: Hai yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
+ Cây công nghiệp và cây rau đậu có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt, nhưng tỉ trọng có xu hướng tăng.
+ Cây lương thực, cây ăn quả và cây khác có tốc độ tăng trưởng thấp hơn tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt, nhưng tỉ trọng có xu hướng giảm.
* Sự thay đổi trên phản ánh trong sản xuất lương thực, thực phẩm và trong việc phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới
+ Trong sản xuất lương thực, thực phẩm, đã có xu hướng đa dạng hóa, các loại rau đậu được đẩy mạnh sản xuất.
+ Nền nông nghiệp nhiệt đới ngày càng được phát huy thế mạnh với việc tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị cao.
Câu 2: Cho bảng số liệu (trang 99 SGK):
Bảng 23.2. DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP HÀNG NĂM VÀ CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM
(Đơn vị: nghìn ha)
a) Phân tích xu hướng biến động diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm từ năm 1975 đến năm 2005.
b) Sự thay đổi trong cơ cấu diện tích cây công nghiệp (phân theo cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm) có liên quan như thế nào đến sự thay đổi trong phân bố sản xuất cây công nghiệp?
Trả lời:
a) Xu hướng biến động diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm từ năm 1975 đến năm 2005.
Tổng diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm đều có xu hướng tăng và tăng lên khá nhanh.
Diện tích cây công nghiệp lâu năm có xu hướng tăng nhanh hơn cây công nghiệp hàng năm. Từ năm 1975 đến 2005, diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng lên gấp 9 lần, diện tích cây công nghiệp hàng năm chỉ tăng gấp 4 lần.
Riêng trong giai đoạn 1985 – 1990, diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm giảm, sau đó tăng dần
b) Để biết được sự thay đổi trong cơ cấu diện tích cây công nghiệp (phân theo cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm) có liên quan như thế nào đến sự thay đổi trong phân bố sản xuất cây công nghiệp, ta cần tính ra cơ cấu của từng nhóm cây.
Ta áp dụng công thức:
- % cơ cấu diện tích cây CN hàng năm = (Diện tích cây CN hàng năm / Tổng diện tích cây CN ) x 100%
- % cơ cấu diện tích cây CN lâu năm = (Diện tích cây CN lâu năm / Tổng diện tích cây CN ) x 100%
Từ công thức đó ta có bảng kết quả như sau:
- Tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm ngày càng giảm, từ 54,9% (năm 1975) xuống còn 34,5% (năm 2005), giảm 20,4%.
- Tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm không ngừng tăng, từ 45,1% (năm 1975) lên 65,5% (năm 2005), tăng 20,4%
b) Sự liên quan giữa sự thay đổi trong cơ cấu diện tích cây công nghiệp (phân theo cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm) đến sự thay đổi trong phân bố sản xuất cây công nghiệp
- Sự thay đổi trong cơ cấu diện tích cây công nghiệp có liên quan rõ nét đến sự thay đổi trong phân bố cây công nghiệp từ hình thành và phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, chủ yếu là các cây công nghiệp lâu năm. Tiêu biểu các vùng như: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du miền núi Bắc Bộ.
Xem thêm bài viết khác
- Bài 29: Thực hành vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp
- Tìm các dẫn chứng đề khẳng định giai đoạn Tân kiến tạo còn đang tiếp diễn ở nước ta cho đến tận ngày nay?
- Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp)
- Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh sự khác nhau về thế mạnh tự nhiên để phát triển nông nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên?
- Dựa vào biểu đồ hình 33.1 sgk, hãy trình bày các thế mạnh của Đồng bằng sông Hồng?
- Hãy chứng minh rằng thế mạnh về thủy điện của Tây Nguyên đang được phát huy và điều này sẽ là động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội của vùng?
- Tại sao phải đặt vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng Sông Cửu Long?
- Bài 1: Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập
- Tại sao nói: “Sự phát triển kinh tế xã hội các huyện đảo có ý nghĩa chiến lược hết sức to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của nước ta hiện tại cũng như tương lai”?
- Dựa vào bảng số liệu sau: Hãy so sánh nhận xét về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm trên. Giải thích?
- Quan sát hình 25 (trang 111 SGK) và dựa vào kiến thức đã học, hãy giải thích tại sao kinh tế trang trại lại rất phát triển ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Trình bày sự khác nhau về điều kiện sản xuất cây công nghiệp giữa vùng Trung du và miền núi phía Bắc và vùng Đông Nam Bộ?