Bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
Sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp chịu tác động của nhiều nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, kĩ thuật, lịch sử…Chính tác động đó lên các hoạt động nông nghiệp trên các vùng lãnh thổ khác nhau của nước ta đã là cơ sở cho tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
A. Kiến thức trọng tâm
1. Các nhân tố tác động tới tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta.
(Đọc thêm)
2. Các vùng nông nghiệp ở nước ta
- Vùng nông nghiệp là vùng có sự tương đồng về điều kiện sinh thái nông nghiệp, điều kiện kinh tế- xã hội, trình độ thâm canh, chuyên môn hóa trong sản xuất.
- Nước ta có 7 vùng nông nghiệp:
- Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Đồng bằng sông Hồng
- Bắc Trung Bộ
- Duyên hải Nam Trung Bộ
- Tây Nguyên
- Đông Nam Bộ
- Đồng bằng Sông Cửu Long
(Đọc thêm bảng 25.1 sgk để hiểu thêm về nông nghiệp các vùng)
3. Những thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta:
a. Tổ chức lảnh thổ nông nghiệp của nước ta trong những năm qua thay đổi theo hai hướng chính.
- Tăng cường chuyên môn hóa sản xuất vào những vùng có điều kiện sản xuất thuận lợi (Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long…)
- Đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp, đa dạng hóa kinh tế nông thôn.
b. Kinh tế trang trại có bước phát triển mới, thúc đẩy sản xuất nông – lâm nghệp và thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa.
- Kinh tế trang trại phát triển từ kinh tế hộ gia đình
- Số lượng trang trại có xu hướng tăng
- Số lượng trang trại phân bố không đồng đều: tập trung nhiều nhất ở Đồng bằng Sông Cửu Long.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Dựa vào bảng 25.1 (SGK trang 107), đối chiếu với bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, bản đồ Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản (hoặc Atlat Địa lí Việt Nam), hãy trình bày các đặc điểm chủ yếu của một vùng nông nghiệp (ví dụ vùng Đồng bằng sông Hồng).
Câu 2: Đọc bảng 25.2 (SGK trang 109), theo hàng ngang, hãy nêu đặc điểm phân bố sản xuất lúa gạo và thuỷ sản nước ngọt; theo cột, trình bày các sản phẩm nông nghiệp chuyên môn hoá của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long; xu hướng thay đổi trong sản xuất các sản phẩm này.
Câu 3: Quan sát hình 25 (trang 111 SGK) và dựa vào kiến thức đã học, hãy giải thích tại sao kinh tế trang trại lại rất phát triển ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 4: Hãy lấy ví dụ chứng minh rằng các điều kiện tự nhiên tạo ra nền chung của sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp, còn các nhân tố kinh tế - xã hội làm phong phú thêm và làm biến đổi sự phân hóa đó.
Câu 5: Hãy tìm sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa:
-Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên.
- Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông cửu Long.
Thử tìm cách giải thích nguyên nhân của sự thay đổi đó.
Câu 6: Tại sao việc phát triển các vùng chuyên canh nông nghiệp kết hợp với công nghiệp chế biến lại có ý nghĩa rất quan trọng đối với tổ chức lãnh thổ nông nghiệp và phát triển kinh tế- xã hội nông thôn?
Câu hỏi: Vì sao cây công nghiệp lâu năm đóng vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp của nước ta?
Câu hỏi: Tại sao lại phải hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp ở nước ta?
=> Trắc nghiệm địa lí 12 bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp (P2)
Xem thêm bài viết khác
- Giải bài 32 địa lí 12 vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Vì sao vấn đề bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ luôn phải đề cao?
- Bối cảnh quốc tế trong những năm cuối thế kỉ XX có ảnh hưởng như thế nào đến công cuộc Đổi mới ở nước ta?
- Căn cứ vào số liệu của bảng thống kê, hãy phân tích thực trạng phát triển kinh tế của các vùng kinh tế trọng điểm?
- Nêu tên các phân ngành của công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm của nước ta?
- Tại sao nói: Sự phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện đảo có ý nghĩa chiến lược hết sức to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện tại cũng như trong tương lai?
- Dựa vào Atlat và kiến thức đã học, so sánh 2 ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay là công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm?
- Nêu đặc điểm của giai đoạn Tân kiến tạo trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta?
- Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Địa lí 12 trang 82
- Trình bày thế mạnh và thực trạng khai thác lâm sản ở Tây Nguyên. Nêu các giải pháp để phát triển lâm nghiệp của vùng?
- Hãy phân tích khả năng và hiện trạng phát triển cây công nghiệp và cây đặc sản của vùng?
- Bài 8: Thiên nhiên ảnh hưởng sâu sắc của biển