Nêu những thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên khu vực đồi núi và khu vực đồng bằng đối với phát triển kinh tế xã hội ở nước ta?

  • 1 Đánh giá

Câu 7: Nêu những thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên khu vực đồi núi và khu vực đồng bằng đối với phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta?

Bài làm:

a, Khu vực đồi núi

* Các thế mạnh

  • Khoáng sản: các mỏ khoáng sản tập trung ở vùng đồi núi là nguyên, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.

+ Mỏ nội sinh : sắt, đồng, chì, kẽm, thiếc, crom, vonfram, vàng, pyrit…

+ Mỏ ngoại sinh : apatit, boxit, than các laoij, đá vôi, vật liệu xây dựng…

  • Rừng và đất trồng: tạo cơ sở cho phát triển nền nông, lâm nghiệp nhiệt đới. Tài nguyên rừng giàu có về thành phần loài động, thực vật và nhiều loài quý hiếm.
  • Địa hình : Các bề mặt cao nguyên và các thung lũng tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc và trồng cây lương thực. Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du thích hợp để trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả và hoa màu.
  • Nguồn thủy năng: các sông miền núi (sông Đà, sông Đồng Nai…) có tiềm năng thuỷ điện rất lớn.
  • Tiềm năng du lịch: miền núi có điều kiện để phát triển các loại hình du lịch (tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái …), tiêu biểu như Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo, Ba Vì, Mẫu Sơn…

* Các mặt hạn chế

  • Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng.
  • Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi còn là nơi xảy ra nhiều thiên tai (lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất …)
  • Tại các đứt gãy sâu có nguy cơ phát sinh động đất.
  • Nơi khô nóng thường xảy ra nạn cháy rừng.
  • Vùng núi đá vôi thường thiếu đất trồng trọt và khan hiếm nước.
  • Cuộc sống của người dân vùng cao còn gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển KT cũng như tiếp nhận sự hỗ trợ và hội nhập với các vùng khác.

b. Khu vực đồng bằng

* Các thế mạnh

  • Là cơ sở để phát triển nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa các loại nông sản, đặc biệt là gạo (ĐBSH, ĐBSCL, DHMT).
  • Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như khoáng sản, thuỷ sản và lâm sản.

+ ĐBSH : có thể khai thác đá vôi ở rìa TN, khí tự nhiên ở Thái Bình, than nâu ở các tầng sâu của đồng bằng

+ ĐBSCL : khai thác đá vôi ở Kiên Giang, than bùn ở U Minh, Đồng Tháp Mười.

+ DHMT : có sắt, sét, cao lanh, đá vôi…

  • Suốt chiều dài dọc bờ biển có rừng ngập mặn nhất là ở ĐBSCL, cung cấp nhiều sản phẩm có giá trị như gỗ, tinh dầu từ tràm, ong mật…
  • Nguồn thủy sản nước ngọt và nước lợ rất lớn ở các đồng bằng, nhất là ở ĐBSCL. Khả năng nuôi trồng thủy sản rất cao.
  • Là nơi có điều kiện thuận lợi để tập trung các thành phố, khu công nghiệp, trung tâm thương mại.
  • Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông.

* Hạn chế

  • Thường xuyên chịu thiên tai như bão, lụt, hạn hán ….
  • Thủy triều xâm nhập làm đất đai bị mặn và phèn hóa.
  • Khí hậu Trái Đất nóng lên làm băng ở cực tăng, nước biển dâng cao, gây nguy cơ ngập lụt các đồng bằng châu thổ màu mỡ của nước ta.
  • 69 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Địa lí 12