Bài 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng
Thiên nhiên nước ta phân hóa rất đa dạng. Vậy đó là những kiểu phân hóa nào và cụ thể của từng kiểu phân hóa đã tác động đến thiên nhiên nước ta làm sao? Cùng KhoaHoc đến với những kiến thức trọng tâm nhất trong bài thiên nhiên phân hóa đa dạng. Mời thầy cô và các bạn tham khảo.
A. Ôn tập lí thuyết
3. Thiên nhiên phân hóa theo độ cao
a. Đai nhiệt đới gió mùa
- Độ cao :
- Ở miền Bắc, độ cao TB dưới 600 – 700 m
- Ở miền Nam, độ cao TB khoảng 900 – 1000 m
- Khí hậu : Nhiệt đới biểu hiện rõ rệt, mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng trên 25độC). Độ ẩm thay đổi tuỳ nơi, từ khô đến ẩm ướt.
- Đất gồm có: Đất phù sa (chiến 24%) và đất Feralit ở đồi núi (chiếm 6%).
- Sinh vật gồm: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh và các hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa (rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá và rừng thưa nhiệt đới khô).
b. Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi
- Độ cao:
- Ở miền Bắc, độ cao TB từ 600 – 700 m đến 2600 m
- Ở miền Nam, độ cao TB từ 900 – 1000 m đến 2600 m
- Khí hậu : Mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 25độC, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng.
- Đất đai
- Từ 600 – 700 m đến 1600 – 1700 m thuộc nhóm đất Feralit có mùn.
- Trên độ cao 1600 – 1700 m hình thành đất mùn.
- Sinh vật:
- Từ độ cao 600 – 700m đến 1600 – 1700 m hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim. Xuất hiện nhiều chim, thú lông dày…
- Trên 1700m hệ sinh thái chủ yếu là rêu, địa y. Xuất hiện các loại cây ôn đới…
c. Đai ôn đới gió mùa trên núi
- Độ cao: Từ 2600 m trở lên
- Khí hậu: Khí hậu có tính chất ôn đới, nhiệt độ dưới 15 độ C.
- Đất đai: Chủ yếu là đất mùn thô
- Sinh vật: Có các loài thực vật ôn đới: Đỗ quyên, Lãnh sam, Thiết sam.
4. Các miền địa lí Tự nhiên
a. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
- Giới hạn: Tả ngạn sông Hồng bao gồm vùng Đông Bắc và đồng bằng sông Hồng.
- Đặc điểm chung:
- Cấu trúc địa chất quan hệ với nền Hoa Nam (TQ). Hoạt động Tân kiến tạo nâng yếu.
- Gió mùa đông bắc xâm nhập mạnh.
- Địa hình:
- Đồi núi thấp. Độ cao trung bình 600m.
- Hướng núi vòng cung, đồng bằng mở rộng, địa hình bờ biển đa dạng.
- Có nhiều núi đá vôi.
- Đồng bằng Bắc Bộ mở rộng. Bờ biển phẳng, nhiều vịnh, đảo, quần đảo.
- Khoáng sản: Giàu khoáng sản như than, sắt, thiếc, vonfram, vật liệu xây dựng, chì, bạc, kẽm…
- Khí hậu:
- Mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều.
- Khí hậu, thời tiết có nhiều biến động. Có bão.
- Sông ngòi: Dày đặc, chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam và vòng cung.
- Thổ nhưỡng, sinh vật: Đai cận nhiệt đới hạ thấp. Thành phần rừng có thêm các loài cây cận nhiệt và động vật Hoa Nam.
- Trở ngại: Sự thất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi, tính không ổn định của thời tiết.
b. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
- Giới hạn : Hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.
- Đặc điểm chung:
- Cấu trúc địa chất quan hệ với nền Vân Nam (Trung Quốc). Hoạt động Tân kiến tạo nâng mạnh.
- Gió mùa đông bắc giảm sút về phía tây và phía nam.
- Địa hình:
- Địa hình cao nhất nước với độ dốc khá lớn.
- Hướng chủ yếu là Tây Bắc-Đông Nam với các bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, đồng bằng giữa núi.
- Đồng bằng thu nhỏ, chuyển tiếp từ đồng bằng châu thổ sang đồng bằng ven biển.
- Nhiều cồn cát, nhiều bãi biển đẹp, nhiều đầm phá.
- Khoáng sản: Thiếc, sắt, crom, titan, apatit, vật liệu xây dựng…
- Khí hậu:
- Gió mùa Đông Bắc suy yếu và biến tính. Số tháng lạnh dưới 2 tháng (ở vùng thấp).
- Bắc Trung Bộ có gió phơn Tây Nam, bão mạnh, mùa mưa lùi vào tháng VIII, XII, I. Lũ tiểu mãn tháng VI.
- Sông ngòi:
- Hướng Tây Bắc-Đông Nam, ở Bắc Trung Bộ hướng Tây-Đông.
- Sông có độ dốc lớn, nhiều tiềm năng thủy điện.
- Thổ nhưỡng, sinh vật: Có đủ hệ thống đai cao. Trong đó, rừng có nhiều ở Hà Tĩnh, Nghệ An.
- Trở ngại: Bão lũ, trượt lở đất, hạn hán.
c. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
- Giới hạn : Từ dãy Bạch Mã trở vào Nam.
- Đặc điểm chung:
- Các khối núi cổ, các bề mặt sơn nguyên bóc mòn và các cao nguyên bazan.
- Khí hậu cận xích đạo gió mùa.
- Địa hình:
- Khối núi cổ Kon Tum. Chủ yếu là cao nguyên, sơn nguyên, núi ở cực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
- Hướng núi vòng cung. Sườn đông dốc mạnh, sườn tây thoải.
- Đồng bằng ven biển thu hẹp, đồng bằng Nam Bộ thấp, bằng phẳng và mở rộng.
- Đường bờ biển Nam Trung Bộ nhiều vũng vịnh, đảo thuận lợi cho phát triển hải cảng, du lịch và nghề cá.
- Khoáng sản: Dầu khí có trữ lượng lớn, Bôxit vùng Tây Nguyên.
- Khí hậu:
- Khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ trung bình trên 20độC.
- Hai mùa mưa, khô rõ rệt.
- Sông ngòi: Có 3 hệ thống sông: các sông ven biển hướng Tây-Đông ngắn, dốc (trừ sông Ba), hệ thống sông Mê Kông và hệ thống sông Đồng Nai.
- Thổ nhưỡng, sinh vật:
- Thực vật nhiệt đới, xích đạo chiếm ưu thế. Nhiều rừng.
- Nhiều thú lớn.
- Rừng ngập mặn ven biển rất đặc trưng.
- Trở ngại: Xói mòn, rửa trôi đất vùng núi, ngập lụt rộng ở đồng bằng và hạ lưu sông lớn vào mùa mưa, thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Nguyên nhân nào tạo nên sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao? Sự phân hóa theo độ cao ở nước ta biểu hiện rõ ở các thành phần tự nhiên nào?
Câu 2: Dựa vào hình 12 và kiến thức đã học. Hãy xác định phạm vi ba miền địa lí tự nhiên và đặc trưng cơ bản của mỗi miền về địa hình và khí hậu?
Câu 3: Hãy lập bảng nêu các thế mạnh về tài nguyên và hạn chế đối với phát triển kinh tế - xã hội của mỗi miền?
Câu 4: Điền nội dung vào bảng
Câu 5: Hãy nêu đặc điểm của mỗi miền địa lí tự nhiên. Những thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng tự nhiên mỗi miền?
=> Trắc nghiệm địa lí 12 bài 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (P3)
Xem thêm bài viết khác
- Nhận xét về biến động diện tích rừng qua các giai đoạn 1943 – 1983 và 1983 – 2005. Vì sao có sự biến động đó?
- Giải bài 39 Địa lí 12 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ Địa lý lớp 12
- Tại sao trong thời gian vừa qua, tình trạng ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long lại diễn ra hết sức nghiêm trọng?
- Hãy lấy ví dụ để chứng minh tác động của con người tới địa hình nước ta?
- Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai Địa lí 12 trang 62
- Hãy nêu những đặc điểm nổi bật của ngành bưu chính và ngành viễn thông ở nước ta?
- Nêu khái quát về Biển Đông?
- Chứng minh rằng nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành vận tải đường biển?
- Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày sự khác biệt về đặc điểm mạng lưới đô thị giữa hai vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên?
- Phân tích các thế mạnh để phát triển kinh tế xã hội của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?
- Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp)
- Tại sao nói việc phát huy các thế mạnh của Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa kinh tế lớn, ý nghĩa chính trị, xã hội sậu sắc?