Trắc nghiệm địa lí 12 bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (P3)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 12 bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam thổi vào nước ta xuất phát
- A. Cao áp Xibia
- B. Cao áp Haoai
- C. Dải cao áp cận chí tuyến bán cầu Nam
- D. Bắc Ấn Độ Dương
Câu 2: Tính chất của gió mùa Tây Nam vào giữa và cuối mùa hạ thể hiện:
- A. gây mưa mùa hạ cho 2 miền Nam Bắc, mưa tháng IX ở Trung Bộ
- B. gây mưa mùa hạ cho Nam Bộ, mưa tháng IX ở Trung Bộ
- C. gây mưa lớn và kéo dài ở Nam Bộ và TNguyên, khô nóng ở đồng bằng ven biển Trung Bộ
- D. gây mưa cho cả nước, mưa lớn ở đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên.
Câu 3: Ở đồng bằng Bắc Bộ, gió phơn xuất hiện khi:
- A. khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương mạnh lên vượt qua được hệ thống núi Tây Bắc.
- B. áp thấp Bắc Bộ khơi sâu tạo sức hút mạnh gió mùa Tây Nam.
- C. khối khí từ lục địa Trung Hoa đi thẳng vào nước ta sau khi vượt qua núi biên giới.
- D. khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương vượt qua dãy Trường Sơn vào nước ta.
Câu 4: Vào đầu mùa hạ gió mùa hoạt động gây mưa lớn cho:
- A. Đồng bằng sông Cửu Long và Duyên hải miền Trung.
- B. Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ.
- C. Tây nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.
- D. Đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên.
Câu 5: Gió Tây khô nóng thổi mạnh vào các tháng.
- A. Tháng 2, 3, 4.
- B. Tháng 5, 6, 7.
- C. Tháng 7, 8, 9.
- D. Tháng 10, 11, 12.
Câu 6: Đặc điểm khí hậu miền Bắc nước ta có đặc điểm.
- A. có 2 mùa mưa và khô.
- B. mùa hạ nóng ít mưa, mùa đông lạnh mưa nhiều.
- C. mưa quanh năm.
- D. mùa đông lạnh ít mưa, mùa hạ nóng mưa nhiều.
Câu 7: Đặc điểm khí hậu miền Nam nước ta có đặc điểm.
- A. Có 2 mùa mưa và khô rõ rệt.
- B. Mùa hạ nóng ít mưa, mùa đông lạnh mưa nhiều.
- C. Mưa quanh năm.
- D. Mùa đông lạnh ít mưa, mùa hạ nóng mưa nhiều.
Câu 8: Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới nửa cầu Bắc, nên
- A. khí hậu có bốn mùa rõ rệt
- B. có nền nhiệt độ cao
- C. chịu ảnh hưởng sâu sắc của Biển
- D. có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá
Câu 9: Tính chất của gió mùa Đông Bắc vào nửa sau mùa đông thể hiện:
- A. lạnh khô
- B. lạnh ẩm
- C. rất lạnh
- D. lạnh, mưa nhiều
Câu 10: Tác động của gió phơn Tây Nam khô nóng đến khí hậu nước ta là:
- A. gây ra thời tiết nóng, ẩm theo mùa
- B. tạo sự đối lập giữa Tây Nguyên và Đông Trường Sơn
- C. tạo kiểu thời tiết khô nóng, hoạt động từng đợt
- D. mùa thu, đông có mưa phùn
Câu 11: Mưa phùn là loại mưa:
- A. diễn ra vào đầu mùa đông ở miền Bắc.
- B. diễn ra ở đồng bằng và ven biển miền Bắc vào đầu mùa đông.
- C. diễn ra vào nửa sau mùa đông ở miền Bắc.
- D. diễn ra ở đồng bằng và ven biển miền Bắc vào nửa sau mùa đông.
Câu 12: Khí hậu nước ta có tính chất ẩm thể hiện:
- A. lượng mưa trung bình từ 1500-2000mm, độ ẩm không khí dưới 80%
- B. lượng mưa trung bình từ 1500-2000mm, độ ẩm không khí trên 80%
- C. lượng mưa trung bình từ 1500-2000mm, độ ẩm không khí trên 85%
- D. lượng mưa trung bình từ 1500-2000mm, độ ẩm không khí trên 90%
Câu 13: Nước ta có đặc điểm khí hậu mang tính chất:
- A. nhiệt đới hải dương
- B. nhiệt đới gió mùa
- C. nhiệt đới ẩm gió mùa
- D. nhiệt đới lục địa
Câu 14: Khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới thể hiện:
- A. nhiệt độ trung bình năm dưới 20 độ C
- B. nhiệt độ trung bình năm trên 20 độ C
- C. nhiệt độ trung bình năm 18-22 độ C
- D. nhiệt độ trung bình năm trên 25 độ C
Câu 15: Chứng minh tính chất ẩm của khí hậu nước ta, thể hiện:
- A. cân bằng ẩm dương, độ ẩm không khí trên 80%
- B. cân bằng ẩm âm, độ ẩm không khí dưới 85%
- C. cân bằng ẩm âm, độ ẩm không khí dưới 80%
- D. cân bằng ẩm dương, độ ẩm không khí trên 85%
Câu 16: Độ ẩm không khí (%) của nước ta dao động khoảng:
- A. 60 – 100
- B. 70 – 100
- C. 80 – 100
- D. 90 – 100
Câu 17: Gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm:
- A. hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô.
- B. hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô và lạnh ẩm.
- C. xuất hiện thành từng đợt từ tháng tháng 11đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô hoặc lạnh ẩm.
- D. kéo dài liên tục suốt 3 tháng với nhiệt độ trung bình dưới 20ºC.
Câu 18: Gió mùa mùa hạ chính thức của nước ta gây mưa cho vùng:
- A. Tây Nguyên.
- B. Nam Bộ.
- C. Bắc Bộ.
- D. Cả nước.
Câu 19: Vào mùa hạ, loại gió gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên là
- A. Tín phong
- B. Gió mùa Đông Bắc
- C. Gió mùa Tây Nam
- D. Gió địa phương
Câu 20: Tính chất của gió mùa Tây Nam vào đầu mùa hạ thể hiện:
- A. gây mưa mùa hạ cho 2 miền Nam Bắc, mưa tháng IX ở Trung Bộ
- B. gây mưa mùa hạ cho Nam Bộ, mưa tháng IX ở Trung Bộ
- C. gây mưa lớn và kéo dài ở Nam Bộ và TNguyên, khô nóng ở đồng bằng ven biển Trung Bộ
- D. gây mưa cho cả nước, mưa lớn ở đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên.
Câu 21: Vào đầu mùa hạ gió mùa Tây Nam gây mưa ở vùng:
- A. Nam Bộ.
- B. Tây Nguyên và Nam Bộ.
- C. Phía Nam đèo Hải Vân.
- D. Trên cả nước.
Câu 22: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta quy định bởi:
- A. vị trí địa lí
- B. vai trò của biển đông
- C. sự hiện diện của các khối khí
- D. hoạt động của gió mùa
Câu 23: Khoảng cách giữa hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh tại các địa phương nước ta có đặc điểm:
- A. tăng dần từ miền Bắc vào miền Trung, giảm dần từ miền Trung vào miền Nam
- B. giảm dần từ miền Bắc vào miền Nam
- C. tăng dần từ miền Bắc vào miền Nam
- D. giảm dần từ miền Bắc vào miền Trung, tăng dần từ miền Trung vào miền Nam
Câu 24: Tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tới vùng núi đá vôi được thể hiện qua:
- A. làm bề mặt địa hình bị cắt xẻ mạnh.
- B. bào mòn lớp đất trên mặt tạo nên đất xám bạc màu.
- C. tạo nên các hang động ngầm, suối cạn, thung khô.
- D. tạo nên hẻm vực, khe sâu, sườn dốc.
Câu 25: Thời tiết lạnh ẩm xuất hiện vào nửa cuối mùa Đông ở Miền Bắc nước ta là do:
- A. Gió mùa mùa đông bị suy yếu
- B. Gió mùa mùa đông bị chặn ở dãy Bạch Mã.
- C. Ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ
- D. Gió mùa Đông Bắc di chuyển qua biển rồi vào đất liền
Câu 26: Gió Tây khô nóng hoạt động chủ yếu ở:
- A. Dãy Trường Sơn.
- B. Tây Nguyên.
- C. Đồng bằng ven biển Miền Trung.
- D. Đồng Bằng bắc bộ.
Trắc nghiệm địa lí 12 bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (P2) Trắc nghiệm địa lí 12 bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (P1)
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 39 vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ (P1)
- Trắc nghiệm địa lí 12: Kiểm tra học kì 2 (P1)
- Trắc nghiệm địa lí 12: Kiểm tra học kì 1 (P5)
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 2: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ (P1)
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (P1)
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp (P1)
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 41 vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long (P3)
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo (P2)
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (P2)
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 6: Đất nước nhiều đồi núi (P2)
- Trắc nghiệm địa lý 12: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 5)
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp (P2)