Trắc nghiệm địa lí 12 bài 2: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ (P2)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 12 bài 2: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đường bờ biển của nước ta dài 3260 km, chạy từ

  • A. Tỉnh Quang Ninh đến tỉnh Cà Mau
  • B. Tỉnh Lạng Sơn đế tỉnh Cà Mau
  • C. Tỉnh lạng Sơn đến tỉnh Kiên Giang
  • D. Tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Kiên Giang

Câu 2: Điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây phần đất liền nước ta thuộc các tỉnh:

  • A. Hà Giang, Cà Mau, Điện Biên, Ninh Thuận.
  • B. Hà Giang, Cà Mau, Lai Châu, Khánh Hòa.
  • C. Hà Giang, Cà Mau, Khánh Hòa, Điện Biên.
  • D. Cao Bằng, Kiên Giang, Lai Châu, Khánh Hòa.

Câu 3: Đặc điểm nào sau đây không đúng với lãnh thổ nước ta?

  • A. Nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới nửa cầu Bắc.
  • B. Nằm trọn trong múi giờ số 8.
  • C. Nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa.
  • D. Nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch.

Câu 4: Huyện đảo Hoàng Sa trực thuộc

  • A. Tỉnh Quảng Trị
  • B. Thành phố Đà Nẵng
  • C. Tỉnh Khánh Hòa
  • D. Tỉnh Quảng Ngãi

Câu 5: Các nước xếp theo thứ tự giảm dần về dộ dài đường biên giới trên đấ liền với nước ta là

  • A. Trung Quốc, Lào, Campuchia
  • B. Trung Quốc, Campuchia, Lào
  • C. Lào, Campuchia, Trung Quốc
  • D. Lào, Trung Quốc, Campuchia

Câu 6: Cho sơ đồ sau :

Các vùng biển đánh theo thứ tự I, II, III.IV lần lượt là

  • A. Lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, nội thủy, vùng đặc quyền về kinh tế
  • B. Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế
  • C. Cùng đặc quyền về kinh tế, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải
  • D. Nội thủy, vùng tiếp giáp lãnh hải, lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế

Câu 7: Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú nhờ :

  • A. Lãnh thổ kéo dài từ 8º34’B đến 23º23’B nên thiên nhiên có sự phân hoá đa dạng.
  • B. Nằm hoàn toàn trong miền nhiệt đới Bắc bán cầu thuộc khu vực châu Á gió mùa.
  • C. Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên vành đai sinh khoáng của thế giới.
  • D. Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên đường di lưu của các loài sinh vật.

Câu 8: Lãnh thổ nước ta trải dài:

  • A. Trên 12º vĩ.
  • B. Gần 15º vĩ.
  • C. Gần 17º vĩ.
  • D. Gần 18º vĩ.

Câu 9: Tự nhiên nước ta phân hóa đa dạng thành các vùng khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam, giữa miền núi và đồng bằng, ven biển, hải đảo là do:

  • A. Tiếp giáp với vùng biển rộng lớn và địa hình phân bậc rõ nét.
  • B. Vị trí nằm trong vùng nhiệt đới ở nửa cầu Bắc.
  • C. Lãnh thổ kéo dài theo chiều kinh tuyến.
  • D. Vị trí địa lí và hình thể nước ta.

Câu 10: Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương trên vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương- Địa Trung Hải, nên Việt Nam có nhiều:

  • A. tài nguyên khoáng sản.
  • B. vùng tự nhiên trên lãnh thổ.
  • C. bão và lũ lụt, hạn hán.
  • D. tài nguyên sinh vật quý giá

Câu 11: Nội thuỷ là:

  • A. Vùng nước tiếp giáp với đất liền nằm ven biển.
  • B. Vùng nước tiếp giáp với đất liền phía bên trong đường cơ sở.
  • C. Vùng nước cách đường cơ sở 12 hải lí.
  • D. Vùng nước cách bờ 12 hải lí.

Câu 12: Đây là cửa khẩu nằm trên biên giới Lào - Việt.

  • A. Cầu Treo.
  • B. Xà Xía.
  • C. Mộc Bài.
  • D. Lào Cai.

Câu 13: Huyện đảo Trường Sa trực thuộc

  • A. Thành phố Đà Nẵng
  • B. Tỉnh Quảng Nam
  • C. Tỉnh Khánh Hòa
  • D. Tỉnh Quảng Ngãi

Câu 14: Đây là cảng biển mở lối ra biển thuận lợi cho vùng Đông Bắc Cam-pu-chia.

  • A. Hải Phòng.
  • B. Cửa Lò.
  • C. Đà Nẵng.
  • D. Nha Trang

Câu 15: Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi khác hẳn với các nước có cùng độ vĩ ở Tây Á, châu Phi là nhờ:

  • A. Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.
  • B. Nước ta nằm ở trung tâm vùng Đông Nam Á.
  • C. Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp của nhiều hệ thống tự nhiên.
  • D. Nước ta nằm tiếp giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển trên 3260 km.

Câu 16: Ý nghĩa văn hóa - xã hội của vị trí địa lí Việt Nam là tạo điều kiện:

  • A. cho giao lưu với các nước xung quanh bằng đường bộ, đường biển, đường hàng không.
  • B. để nước ta thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
  • C. cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước trong khu vực Đông Nam Á.
  • D. mở lối ra biển thuận lợi cho Lào, Đông Bắc Campuchia và Tây Nam Trung Quốc.

Câu 17: Theo chiều Bắc - Nam, phần đất liền nước ta nằm trong khoảng vĩ độ:

  • A. 8034’B - 20023’B
  • B. 8034’B - 21023’B
  • C. 8034’B - 22023’B
  • D. 8034’B - 23023’B

Câu 18: Đường cơ sở của nước ta được xác định là đường:

  • A. Nằm cách bờ biển 12 hải lí.
  • B. Nối các điểm có độ sâu 200 m.
  • C. Nối các mũi đất xa nhất với các đảo ven bờ.
  • D. Tính từ mức nước thủy triều cao nhất đến các đảo ven bờ.

Câu 19: Loại gió có tác động thường xuyên đến toàn bộ lãnh thổ nước ta là:

  • A. Gió mậu dịch.
  • B. Gió mùa.
  • C. Gió phơn.
  • D. Gió địa phương.

Câu 20: Đi từ bắc vào nam theo biên giới Việt - Lào, ta đi qua lần lượt các cửa khẩu:

  • A. Tây Trang, Cầu Treo, Lao Bảo, Bờ Y.
  • B. Cầu Treo, Tân Thanh, Lao Bảo, Bờ Y.
  • C. Bờ Y, Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang.
  • D. Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang, Bờ Y.

Câu 21: Theo chiều Tây - Đông, phần đất liền nước ta nằm trong giới hạn kinh độ:

  • A. 102010’B - 106024’B
  • B. 102010’B - 107024’B
  • C. 102010’B - 108024’B
  • D. 102010’B - 109024’B

Câu 22: Ý nào sau đây không đúng với nước ta?

  • A. Diện tích vùng đất là 331 212 km2
  • B. Đường biên giới trên đất liền dài 5400 km.
  • C. Đường bờ biển dài 3260 km.
  • D. Có hơn 3000 hòn đảo lớn nhỏ.

Câu 23: Nhờ tiếp giáp biển, nên nước ta có:

  • A. Nền nhiệt độ cao, nhiều ánh nắng.
  • B. Nhiều tài nguyên khoáng sản và sinh vật.
  • C. Thiên nhiên xanh tốt, giàu sức sống.
  • D. Khí hậu có hai mùa rõ rệt.

Câu 24: Quần đảo xa bờ của nước ta trên biển Đông là:

  • A. Hoàng Sa.
  • B. Thổ Chu.
  • C. Nam Du.
  • D. Hà Tiên.

Câu 25: Việt Nam gắn liền với lục địa và đại dương nào sau đây?

  • A. Á và Ấn Độ Dương.
  • B. Á và Thái Bình Dương.
  • C. Á-Âu, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.
  • D. Á-Âu và Thái Bình Dương.
Xem đáp án

=> Kiến thức Bài 2: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ


Trắc nghiệm địa lí 12 bài 2: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ (P1)
  • 88 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021