Trắc nghiệm địa lí 12 bài 17: Lao động và việc làm (P2)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 12 bài 17: Lao động và việc làm (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Ở nước ta, việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt vì

  • A. tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ thiếu việc làm trên cả nước còn rất lớn.
  • B. có nguồn lao động dồi dào trong khi chất lượng lao động chưa cao.
  • C. có nguồn lao động dồi dào trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển.
  • D. số lượng lao động cần giải quyết việc làm hằng năm cao hơn số việc làm mới.

Câu 2: Lao động nước ta đang có xu hướng chuyển từ khu vực nhà nước sang các khu vực khác vì

  • A. tác động của công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
  • B. khu vực Nhà nước sản xuất không có hiệu quả.
  • C. kinh tế nước ta đang từng bước chuyển sang cơ chế thị trường.
  • D. nước ta đang thực hiện nền kinh tế mở, thu hút mạnh đầu tư nước ngoài.

Câu 3: Lao động nước ta chủ yếu tập trung ở các ngành nông – lâm nghiệp là do

  • A. Các ngành này có năng suất lao động thấp hơn nền cần nhiều lao động
  • B. Sản xuất nông- lâm nghiệp ít gặp rủi ro nên thu hút nhiều người lao động
  • C. Các ngành này có thu nhập cao nên thu hút nhiiều lao động
  • D. Đây là các ngành có cơ cấu đa dạng nên thu hút nhiều lao động

Câu 4: Thu nhập bình quân của lao động nước ta thuộc laoij thấp trên thế giới là do

  • A. Phần lớn lao động sống ở nông thôn
  • B. Người lao động thiếu cần cù, sáng tạo
  • C. Năng suất lao động thấp
  • D. Độ tuổi trung bình của người lao động cao

Câu 5: Nguồn lao động nước ta dồi dào cho thấy

  • A. Số người trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động lớn
  • B. Số người đang làm việc trong ngành kinh tế lớn
  • C. Số người trẻ đang chuẩn bị tham gia làm việc trong các ngành kinh tế lớn.
  • D. Số trẻ em chưa đến tuổi lao động lớn

Câu 6: Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế ở nước ta thay đổi, chủ yếu do

  • A. Kết quả của quá trình đô thị hóa
  • B. Két quả của công nghiệp hóa, hiện đại hóa
  • C. Có sự phân bộ lại dân cư và lao động giữa các vùng trong cả nước
  • D. Yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế

Câu 7: Nguyên nhân chủ yếu khiến tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn nước ta còn cao là

  • A. Sản xuất nông nghiệp mang tính màu vụ, hoạt động phi nông nghiệp còn hạn chế
  • B. Tỉ lệ lao động qua đào tạo ở nông thôn thấp
  • C. Lực lượng lao động tập trung quá đông ở khu vực nông thôn
  • D. Đầu tư khoa học kĩ thuật làm tăng năng suất lao động

Câu 8: Biện pháp chủ yếu để giảm bớt tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị nước ta là

  • A. Đẩy mạnh công tác đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
  • B. Phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ
  • C. Phân bố lại lao động trong phạm vi cả nước
  • D. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động

Câu 9: Biện pháp chủ yếu để giảm bớt tỉ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn nước ta là

  • A. Đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ở nông thôn
  • B. Phân bố lại lao động trong phạm vi cả nước
  • C. Xuất khẩu lao động
  • D. Chuyển một số nhà máy từ thành thị về nông thôn

Câu 10: Mỗi năm nguồn lao động nước ta tăng thêm

  • A. Khoảng 1 triệu lao động
  • B. Khoảng 2 triệu lao động
  • C. Khoảng 3 triệu lao động
  • D. Khoảng 4 triệu lao động

Câu 11: Năng suất lao động ở nước ta hiện nay thuộc nhóm thấp nhất thế giới, nguyên nhân là

  • A. Trình độ khoa học kĩ thuật và chất lượng lao động thấp
  • B. Phân bố lao động trong phạm vi cả nước còn bất hợp lí
  • C. Phân công lao động xã hội theo ngành còn chậm chuyển biến
  • D. Trình độ đô thị hóa thấp

Câu 12: Biểu hiện nào không chứng tỏ việc làm là một vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta hiện nay?

  • A. Mỗi năm nước ta phải giải quyết hơn 1 triệu việc làm mới
  • B. Tỉ lệ thấp nghiệp ở thành thị là 5,3% ( năm 2005)
  • C. Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn là 9,3% ( năm 2005)
  • D. Lao động phân bố chênh lệch giữa nông thôn và thành thị

Câu 13: Đây không phải là biện pháp quan trọng nhằm giải quyết việc làm ở nông thôn?

  • A. Đa dạng hoá các hoạt động sản xuất địa phương.
  • B. Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khoẻ sinh sản.
  • C. Phân chia lại ruộng đất, giao đất giao rừng cho nông dân.
  • D. Coi trọng kinh tế hộ gia đình, phát triển nền kinh tế hàng hoá.

Câu 14: Việc tập trung lao động quá đông ở đồng bằng đã ảnh hưởng

  • A. tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở đồng bằng rất lớn.
  • B. gây cản trở cho việc bố trí, sắp xếp, giải quyết việc làm.
  • C. tạo thuận lợi cho việc phát triển các ngành có kĩ thuật cao.
  • D. giảm bớt tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm ở miền núi.

Câu 15: Đặc điểm nào không phải là ưu điểm của nguồn lao động nước ta?

  • A. Dồi dào, tăng khá nhanh.
  • B. Khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật.
  • C. Cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất.
  • D. Tỉ lệ lao động chuyên môn kỹ thuật còn ít.

Câu 16: Khu vực chiếm tỉ trọng thấp nhưng lại tăng rất nhanh trong cơ cấu sử dụng lao động của nước ta là

  • A. tư nhân.
  • B. cá nhân.
  • C. nhà nước.
  • D. có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 17: Khu vực có tỉ trọng giảm liên tục trong cơ cấu sử dụng lao động của nước ta là

  • A. thuỷ sản.
  • B. công nghiệp.
  • C. xây dựng.
  • D. nông, lâm nghiệp.

Câu 18: Trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước thì lực lượng lao động trong các khu vực kinh tế ở nước ta sẽ chuyển dịch theo hướng

  • A. giảm dần tỉ trọng lao động trong khu vực dịch vụ.
  • B. tăng dần tỉ trọng lao động trong khu vực nông, lâm, ngư.
  • C. tăng dần tỉ trọng lao động trong khu vực sản xuất công nghiệp, xây dựng.
  • D. tăng dần tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

Câu 19: Phương hướng giải quyết việc làm đối với khu vực thành thị là

  • A. mở các trường dạy nghề, xuất khẩu lao động.
  • B. xây dựng nhiều nhà máy với quy mô nhỏ, cần nhiều lao động phổ thông.
  • C. xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ quy mô nhỏ, cần nhiều lao động.
  • D. xây dựng nhiều nhà máy lớn với quy trình công nghệ tiên tiến, cần nhiều lao động.

Câu 20: Lao động trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước có xu hướng tăng về tỉ trọng là do

  • A. luật đầu tư thông thoáng.
  • B. cơ chế thị trường đang phát huy tác dụng tốt.
  • C. sự yếu kém trong khu vực kinh tế Nhà nước.
  • D. nhà nước đầu tư phát triển mạnh vào các vùng nông nghiệp hàng hóa.

Câu 21: Cho bảng số liệu:
Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế nước ta giai đoạn 2005 – 2013 ( Đơn vị: % )

Thành phần kinh tế

2005

2007

2010

2013

Nhà nước

11,6

11,0

10,4

10,2

Ngoài nhà nước

85,8

85,5

86,1

86,4

Có vốn đầu tư nước ngoài

2,6

3,5

3,5

3,4

Nhận xét nào không đúng với bảng số liệu trên ?

  • A. Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế có sự thay đổi.
  • B. Thành phần kinh tế ngoài Nhà nước có tỉ trọng lớn nhất.
  • C. Thành phần kinh tế Nhà nước có xu hướng tăng.
  • D. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tỉ trọng nhỏ nhất.

Câu 22: Nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm nguồn lao động của nước ta?

  • A. Nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh.
  • B. Lực lượng lao động có trình độ cao đông đảo.
  • C. Đội ngũ công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu.
  • D. Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao.

Câu 23: Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế đang có sự thay đổi theo xu hướng

  • A. tăng tỉ trọng lao động ở khu vực ngoài nhà nước.
  • B. giảm tỉ trọng lao động ở khu vực nông – lâm – ngư nghiệp.
  • C. giảm tỉ trọng lao động ở khu vực công nghiệp – xây dựng.
  • D. tăng tỉ trọng lao động ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Xem đáp án

=> Kiến thức Bài 17: Lao động và việc làm Địa lí 12 trang 73


Trắc nghiệm địa lí 12 bài 17: Lao động và việc làm (P1)
  • 9 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021