Trắc nghiệm địa lí 12: Kiểm tra 1 tiết - học kì 2 (P1)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 12 tham khảo đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Ở nước ta, việc hình thành cơ cấu nông-lâm-ngư nghiệp có y nghĩa lớn đối với sự hình thành cơ cấu kinh tế chung của vùng Bắc Trung Bộ. Bởi vì nó góp phần
- A. khai thác tiềm năng to lớn của cả đất liền và biển của vùng.
- B. giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động xã hội của vùng.
- C. tạo cơ c ấu ngành và thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian của vùng.
- D. tạo ra cơ cấu ngành kinh tế của vùng.
Câu 2: Ở nước ta, điều kiện tự nhiên thuận lợi hàng đầu để Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp là:
- A. đất badan giàu dinh dưỡng, khí hậu cận xích đạo.
- B. đất feralit phân bố trên các cao nguyên xếp tầng.
- C. khí hậu cận xích đạo, khô nóng quanh năm.
- D. đất badan có tầng phong hóa dày, mưa theo mùa.
Câu 3: Cho biểu đồ:
CƠ CẤU SẢN LƯỢNG THỦY SẢN KHAI THÁC PHÂN THEO VÙNGGIAI ĐOẠN 2000-2014.
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào dưới đây không đúng về cơ cấu sản lượng thủy sản khai thác phân theo vùng ở nước ta giai đoạn 2000-2014.
- A. Duyên hải Nam Trung Bộ có tỉ trọng lớn thứ hai.
- B. Đồng bằng sông Cửu Long luôn là vùng có sản lượng thủy sản khai thác đứng đầu cả nước.
- C. Hai vùng có tỉ trọng lớn nhất đều có xu hướng tăng.
- D. Tỉ trọng các vùng còn lại của nước ta có xu hướng tăng.
Câu 4: Ở nước ta, tỉnh nào sau đây không thuộc khu vực Tây Bắc của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ
- A. Hòa Bình.
- B. Yên Bái.
- C. Lai Châu.
- D. Sơn La.
Câu 5: Biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên của nước ta là
- A. xây dựng cơ sở công nghiệp chế biến gắn với vùng chuyên canh.
- B. phát triển các mô hình kinh tế trang trại.
- C. nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.
- D. thay đổi giồng cây trồng.
Câu 6: Ở nước ta Đồng bằng sông Cửu Long không tiếp giáp với
- A. Đông Nam Bộ.
- B. Vịnh Thái Lan.
- C. Tây Nguyên.
- D. Campuchia.
Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết trung tâm công nghiệp có quy mô trên 120 nghìn tỉ đồng của Đông Nam Bộ là
- A. Thủ Dầu Một.
- B. Biên Hòa.
- C. Vũng Tàu.
- D. TP Hồ Chí Minh.
Câu 8: Trong việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ của nước ta, ngoài thủy lợi thì biện pháp quan trọng tiếp theo là
- A. tăng cường phân bón và thuốc trừ sâu, công nghệ hiện đại, vốn.
- B. nâng cao trình độ cho nguồn lao động, đầu tư vốn, công nghệ hiện đại.
- C. áp dụng cơ giới hóa và điện khí hóa, hóa học hóa trong sản xuất.
- D. thay thế các giống cây trồng cũ bằng giống cây trồng cho năng suất cao.
Câu 9: Phải đặt ra vấn đề chuyển dịch cơ cấu theo ngành của vùng Đồng bằng sông Hồng ở nước ta là vì?
- A. Do sức ép dân số đối với kinh tế-xã hội và môi trường.
- B. Do việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của vùng còn chậm, chưa phát huy được thế mạnh của vùng.
- C. Do tài nguyên thiên nhiên của vùng không thật phong phú.
- D. Do đây là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế.
Câu 10: Ở nước ta, loại tài nguyên quan trọng hàng đầu ở Đồng bằng sông Cửu Long là:
- A. khoáng sản.
- B. khí hậu.
- C. nước.
- D. đất.
Câu 11: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết nhận định nào sau đây không đúng về GDP và cơ cấu GDP phân theo ngành của ba vùng kinh tế trọng điểm?
- A. Ngành công nghiệp và xây dựng ở vùng KTTĐ phía Nam có tỉ lệ cao nhất trong ba vùng.
- B. Ngành nông, lâm, thủy sản ở vùng KTTĐ miền Trung có tỉ lệ cao nhất trong ba vùng.
- C. Quy mô GDP lớn nhất là vùng KTTĐ phía Bắc.
- D. Ngành dịch vụ ở vùng KTTĐ phía Bắc có tỉ lệ cao nhất trong ba vùng.
Câu 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết trong cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ, khu vực nào chiếm tỉ trọng cao nhất?
- A. Công nghiệp và xây dựng.
- B. Kinh tế biển.
- C. Dịch vụ.
- D. Nông, lâm nghiệp, thủy sản.
Câu 13: Nguồn năng lượng chính để sản xuất điện ở Đông Nam Bộ là
- A. khí thiên nhiên.
- B. than.
- C. dầu nhập khẩu.
- D. thủy điện.
Câu 14: Ở nước ta, khó khăn về tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế- xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long không phải là:
- A. gió mùa Đông Bắc và sương muối.
- B. nhiều loại đất thiếu dinh dưỡng.
- C. mùa khô kéo dài.
- D. tài nguyên khoáng sản hạn chế.
Câu 15 : Nước ta có thời tiết mùa hè bớt nóng bức, mùa đông bớt lạnh khô là do
- A. nằm gần xích đạo. mưa nhiều.
- B. nằm trong vùng nội chí tuyến Bán cầu bắc.
- C. chịu ảnh hưởng thường xuyên của gió mùa.
- D. tiếp giáp biển Đông và chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
Câu 16: Cho bảng số liệu : Tình hình dân số Việt nam giai đoạn 1995 -2015
Nhận xét nào sau đây đúng với tình hình phát triển dân số nước ta giai đoạn 1995 -2015 ?
- A. Quy mô dân số nước ta tăng,số dân thành thị tăng nhanh, tỷ lệ dân thành thị tăng nhưng còn thấp.
- B. Quy mô dân số nước ta tăng rất chậm, dân thành thị và tỷ lệ dân thành thị tăng nhanh.
- C. Quy mô dân số nước ta tăng, dân thành thị và, tỷ lệ dân thành thị giảm.
- D. Quy mô dân số nước ta giảm, dân thành thị và tỷ lệ dân thành thị tăng chậm.
Câu 17: Cho bảng số liệu sau : Lao động có việc làm trong các ngành kinh tế ( nghìn người)
Nhận xét nào sau đây đúng với tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động có việc làm của nước ta phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2000 -2014 ?
- A. Giảm tỷ lệ lao động khu vực nông lâm ngư, tăng tỷ lệ lao động khu vực công nghiệp xây dưng và dịch vụ.
- B. Lao động có việc làm trong cả 3 khu vực đều tăng mạnh
- C. Tăng tỷ lệ lao động khu vực nông lâm ngư, giảm tỷ lệ lao động khu vực công nghiệp xây dưng và dịch vụ.
- D. Giảm tỷ lệ lao động khu vực nông nâm ngư, lao động khu vực công nghiệp xây dưng và tăng tỷ lệ lao động ngành dịch vụ.
Câu 18: Thời tiết nóng khô ở ven biển Trung Bộ và phần nam khu vực Tây bắc vào đầu mùa hạ là do loại gió nào gây ra?
- A. Gió phơn Tây nam
- B. Gió Mậu dịch Bắc bán cầu.
- C. Gió mùa Đông Bắc
- D. Gió Đông Nam
Câu 19: Dạng địa hình ven biển nào sau đây thuận lợi nhất cho hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ?
- A. cồn cát.
- B. các vùng vịnh nước sâu.
- C. đầm phá.
- D. các tam giác châu.
Câu 20: Xói mòn rửa trôi đất ở vùng đồi núi, ngập lụt trên diện rộng ở đồng bằng, thiếu nước trong mùa khô là khó khăn lớn nhất của miền
- A. Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
- B. Nam Trung bộ và Nam bộ.
- C. Tây bắc và Bắc Trung Bộ.
- D. Bắc bộ.
Câu 21: Ở nước ta, việc phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ không có ý nghĩa nào sau đây:
- A. Góp phần điều tiết lũ trên các con sông và thực hiện vấn đề thủy lợi.
- B. Tạo điều kiện phát triển năng lượng và khai thác, chế biến khoáng sản.
- C. Tạo thuận lợi cho phát triển giao thông đường thủy.
- D. Tạo ra các cảnh quan có giá trị du lịch, nuôi trồng thủy sản.
Câu 22: Dựa vào bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA VÙNG BẮC TRUNG BỘ VÀ DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ Ở NƯỚC TA NĂM 2010 VÀ NĂM 2014 (Đơn vị: nghìn tấn)
Vùng Hoạt động | Bắc trung Bộ | Duyên hải Nam Trung Bộ | ||
Năm 2010 | Năm 2014 | Năm 2010 | Năm 2014 | |
Nuôi trồng | 97,1 | 138,0 | 77,9 | 86,4 |
Khai thác | 240,9 | 328,0 | 670,3 | 845,7 |
Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?
- A. Cả hai vùng sản lượng thủy sản đều không tăng.
- B. Vùng Bắc Trung Bộ có sản lượng thủy sản nhỏ hơn vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ.
- C. Vùng Bắc Trung Bộ có sản lượng khai thác lớn hơn vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ.
- D. Vùng Bắc Trung Bộ có sản lượng nuôi trồng nhỏ hơn vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ.
Câu 23: Ở nước ta, tỉnh duy nhất của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ có biển là:
- A. Lào Cai.
- B. Bắc Giang.
- C. Lạng Sơn.
- D. Quảng Ninh.
Câu 24: Ở ước ta, Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng các cảng nước sâu, trong đó chủ yếu là do
- A. có đường bờ biển dài, ít đảo ven bờ.
- B. bờ biển có nhiều vũng vịnh, thềm lục địa sâu.
- C. có nhiều vũng vịnh rộng.
- D. có nền kinh tế phát triển nhanh nên nhu cầu vận tải lớn.
Câu 25: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết trong tỉnh nào của vùng Tây Nguyên trồng nhiều cà phê nhất?
- A. Lâm Đồng.
- B. Gia Lai.
- C. Đắk Nông.
- D. Đắk Lắk .
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 6: Đất nước nhiều đồi núi (P3)
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (P2)
- Trắc nghiệm địa lí 12: Kiểm tra 1 tiết - học kì 1 (P2)
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 41 vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long (P1)
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (P1)
- Trắc nghiệm địa lí 12: Kiểm tra học kì 1 (P3)
- Trắc nghiệm địa lý 12: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 3)
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp (P2)
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp (P3)
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 41 vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long (P2)
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc (P1)
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta