Trắc nghiệm địa lí 12 bài 39 vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ (P3)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 12 bài 39 vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nhà máy thủy điện nào sau đây được xây dựng ở vùng ĐNB?

  • A. Trị An
  • B. Đa Nhim
  • C. Yaly
  • D. Đại Ninh

Câu 2: Trong nhóm cây công nghiệp hằng năm, giữ vị trí quan trọng nhất ở Đông Nam Bộ là :

  • A. Lạc, mía.
  • B. Mía, đậu tương.
  • C. Đậu tương, bông.
  • D. Bông, lạc.

Câu 3: Vấn đề tiêu biểu trong sự phát triển của vùng Đông Nam Bộ là

  • A. khai thác lãnh thổ theo chiều sâu.
  • B. sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên.
  • C. hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp.
  • D. chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành.

Câu 4: Các nhà máy thủy điện không sử dụng nguồn nước của lưu vực sông Đồng Nai là :

  • A. Trị An, Đa Nhim.
  • B. Hàm Thuận – Đa Mi, Thác Mơ.
  • C. Y-a-li, Đrây Hơ-linh.
  • D. Đrây Hơ-linh, Hàm Thuận - Đa Mi.

Câu 5: Các nhà máy điện có công suất trên 150 MW xây dựng trên lưu vực sông Đồng Nai (tính đến 12/2005) là :

  • A. Thác Mơ, Trị An, Thủ Đức, Y-a-li
  • B. Thủ Đức, Hàm Thuận - Đa Mi, Thác Mơ.
  • C. Phú Mĩ, Đa Nhim, Hàm Thuận - Đa Mi.
  • D. Hàm Thuận - Đa Mi, Trị An, Đa Nhim

Câu 6: Các nhà máy điện đang hoạt động ở vùng Đông Nam Bộ (đến năm 2005) xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ là :

  • A. Thác Mơ, Phú Mỹ (1,2,3,4), Trị An, Thủ Đức.
  • B. Phú Mỹ (1, 2, 3, 4), Trị An, Thủ Đức, Thác Mơ.
  • C. Trị An, Thủ Đức, Thác Mơ, Phú Mỹ (1,2,3,4).
  • D. Thủ Đức, Thác Mơ, Phú Mỹ (1,2,3,4), Trị An.

Câu 7: Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ?

  • A. Đồng Nai
  • B. Bà Rịa – Vũng Tàu
  • C. BÌnh Dương
  • D. Long An

Câu 8: ý nào không đúng là điều kiện thuận lợi của vùng Đông Nam Bộ ?

  • A. Giáp các vùng giàu nguyên liệu
  • B. Có cửa ngõ thông ra biển
  • C. Có tiền năng lớn về đất phù sa
  • D. Có địa hình tương đối bằng phẳng

Câu 9: Đầu mối giao thông trên bộ quan trọng nhất của vùng Đông Nam Bộ là :

  • A. TP Hồ Chí Minh.
  • B. TP Biên Hòa.
  • C. TX Đồng Xoài.
  • D. TX Tây Ninh.

Câu 10: Khoáng sản có ý nghĩa quang trọng hàng đầu đối với vùng Đông Nam Bộ và cả nước là

  • A. Dầu khí
  • B. Bôxit
  • C. Than
  • D. Crôm

Câu 11: Về tự nhiên, vùng Đông Nam Bộ khác Tây Nguyên ở chỗ

  • A. Khí hậu ít có sự phân hóa theo độ cao
  • B. Sông có giá trị hơn về thủy điện
  • C. Nguồn nước ngầm phong phú hơn
  • D. Có tiềm năng lướn về rừng

Câu 12: Những ngành công nghiệp nào của Đông Nam Bộ có vị trí nổi bật trong cơ câu công nghiệp của vùng?

  • A. luyện kim, điện tử, chế tạo máy, tin học, hóa chất, hóa dược, thực phẩm.
  • B. luyện kim, điện tử, chế tạo máy, tin học, chế biến lâm sản, hóa dược, thực phẩm.
  • C. luyện kim, điện tử, chế tạo máy, tin học, hóa chất, hóa dược, chế biến chè.
  • D. luyện kim, điện tử, chế tạo máy, tin học, hóa chất, hóa dược, thực phẩm, thủy điện.

Câu 13: So với các vùng khác trong cả nước, Đông Nam Bộ là vùng

  • A. Có cơ cấu kinh tế phát triển nhất
  • B. Có số dân ít nhất
  • C. Có nhiều thiên tai nhất
  • D. Có GDP thấp nhất

Câu 14: Sự khác biệt về trình độ lao động của vùng Đông Nam Bộ so với các vùng khác trong cả nước là

  • A. Hạn chế về trình độ hơn
  • B. Năng động nhạy bén hơn trong cơ chế thị trường
  • C. Có trình độ học vấn cao hơn
  • D. Có kinh nghiệm trong sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp

Câu 15: Nhân tố quan trọng nhất để Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn ở nước ta là

  • A. Tiền năng đát badan và đất xám phù sa cổ tập trung thành vùng
  • B. Khí hậu có sự phân mùa
  • C. Khí hậu cận xích đạo
  • D. Mạng lưới sông ngòi dày đặc

Câu 16: Biểu hiện nào không chứng minh cho Đông Nam Bộ là vùng chuyên cang cây công nghiệp lớn nhất nước ta ?

  • A. Là vùng chuyên canh cao su lớn nhất cả nước
  • B. Là vùng chuyên canh cà phê lớn thứ hai cả nước
  • C. Là vùng chuyên canh điều lớn nhất cả nước
  • D. Là vùng chuyên canh dừa lớn nhất cả nước

Câu 17: Ngành chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng giá trị sản lượng công nghiệp ở Đông Nam Bộ là :

  • A. Công nghiệp thực phẩm.
  • B. Công nghiệp dệt, may mặc.
  • C. Công nghiệp hóa chất, phân bón, cao su.
  • D. Công nghiệp cơ khí - điện tử.

Câu 18: Tỉnh, thành phố có giá trị sản lượng công nghiệp cao nhất ở Đông Nam Bộ là :

  • A. Thành phố Hồ Chí Minh.
  • B. Đặc khu Bà Rịa - Vũng Tàu.
  • C. Tỉnh Đồng Nai.
  • D. Tỉnh Bình Dương.

Câu 19: Để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp, Đông Nam Bộ cần phải :

  • A. Tăng cường cơ sở năng lượng, đầu tư vào các ngành trọng điểm, giải quyết tốt vấn đề môi trường.
  • B. Hình thành các khu công nghiệp mới ở ngoại ô các thành phố lớn.
  • C. Đầu tư mạnh vào công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí.
  • D. Nâng cấp mạng lưới giao thông vận tải và thông tin liên lạc.

Câu 20: Năm 2005, mật độ dân số của Đông Nam Bộ :

  • A. Cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long.
  • B. Cao hơn mức trung bình của cả nước.
  • C. Thấp hơn mức trung bình của cả nước.
  • D. Đứng thứ hai sau Đồng bằng sông Hồng.

Câu 21: Khó khăn về tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ là

  • A. Diện tích đất phèn, đất mặn lớn
  • B. Thiếu nước về mùa khô
  • C. Hiện tượng cát bay, cát lấn
  • D. Áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn kéo dài

Câu 22: Điểm giống nhau giữa vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên về tự nhiên là

  • A. Có đất xám phù sa cổ tập trung thành vùng lướn
  • B. Có đất badan tập trung thành vùng lớn
  • C. Sông ngòi dày đặc, nhiều nước quanh năm
  • D. Nhiệt độ quanh năm cao trên 27oC

Câu 23: Để khai thác thế mạnh về thủy điện và giao thông vận tải của sông Đồng Nai, cần chú ý:

  • A. Bảo vệ rừng đầu nguồn.
  • B. Phát triển các đội tàu thuyền và xây dựng hệ thống cảng sông ở những nơi có điều kiện thuận lợi.
  • C. Xây dựng thêm một số nhà máy thủy điện vừa và nhỏ trên các phụ lưu.
  • D. Thường xuyên nạo vét lòng sông và cửa sông.

Câu 24: Vùng chuyên canh cây công nghiệp có cơ sở vật chất - kĩ thuật tốt nhất là :

  • A. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
  • B. Đông Nam Bộ.
  • C. Tây Nguyên.
  • D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 25: Trung tâm công nghiệp chuyên ngành ở Đông Nam Bộ có thuận lợi về vị trí địa lí, tài nguyên, lao động và cơ sở hạ tầng là :

  • A. Biên Hòa.
  • B. TP Hồ Chí Minh.
  • C. Vũng Tàu.
  • D. Bình Dương.
Xem đáp án

=> Kiến thức Giải bài 39 địa lí 12 vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ


Trắc nghiệm địa lí 12 bài 39 vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ (P1) Trắc nghiệm địa lí 12 bài 39 vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ (P1)
  • 17 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021