Trắc nghiệm địa lí 12: Kiểm tra 1 tiết - học kì 1 (P2)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 12 tham khảo đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nét khác biệt nổi bật về khí hậu của vùng DHNTB so với Nam Bộ là

  • A. khí hậu chia thành hai mùa mưa- khô rõ rệt hơn.
  • B. có nền nhiệt độ trung bình năm thấp hơn.
  • C. mùa đông chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch mạnh hơn.
  • D. mưa nhiều vào thu đông.

Câu 2: Vì sao nước ta có sự đa dạng về bản sắc dân tộc là ?

  • A. Đang diễn ra những hoạt động kinh tế sôi động
  • B. Giao tiếp của hai vành đai sinh khoáng lớn
  • C. Giao nhau của các luồng sinh vật Bắc, Nam
  • D. Có sự gặp gỡ nhiều nền văn minh lớn á, Âu với văn minh bản địa

Câu 3: Đỉnh núi cao nhất nước ta thuộc dãy:

  • A. Trường Sơn Bắc.
  • B. Hoàng Liên Sơn.
  • C. Trường Sơn Nam.
  • D. Đông Triều.

Câu 4: Yếu tố quyết định tình phân bậc của địa hình Việt Nam là:

  • A. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
  • B. Sự xuất hiện từ khá sớm của con người.
  • C.Tác động của vận động Tân kiến tạo.
  • D.Vị trí địa lí giáp với biến Đông.

Câu 5: So với các nước cùng một vĩ độ, nước ta có nhiều lợi thế hơn hẳn về ?

  • A. Phát triển cây cà phê, cao su
  • B. Đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ quanh năm các loài cây lương thực và cây công nghiệp nhiệt đới
  • C. Trồng được các loại nho, cam, ô liu, chà là như Tây á
  • D. Trồng được lúa, ngô khoai

Câu 6: Vị trí địa lý đã qui định đặc điểm nào của thiên nhiên nước ta?

  • A. Nhiệt đới ẩm gió mùa
  • B. Nhiệt đới ẩm
  • C. Nhiệt đới khô hạn
  • D. Nhiệt đới gió mùa

Câu 7: Đặc điểm của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa nước ta là do?

  • A. Ảnh hưởng của các luồng gió thổi theo mùa từ phương bắc xuống và từ phương Nam lên
  • B. Sự phân hóa phức tạp của địa hình vùng núi, trung du và đồng bằng ven biển.
  • C. Ảnh hưởng của Biển Đông với bức chắn địa hình.
  • D. Vị trí địa lý và hình dạng lãnh thổ quy định

Câu 8: Cho biểu đồ sau: Diện tích rừng và độ che phủ rừng qua các năm của nước ta.

  • Căn cứ vào biểu đồ cho biết nhận xét nào dưới đây là không đúng
  • A. Diện tích rừng tự nhiên của nước ta tăng 3,3 triệu ha, tăng không liên tục.
  • B. Độ che phủ rừng của nước ta tăng 18,4% và tăng liên tục.
  • C. Độ che phủ rừng của nước ta tăng liên tục.
  • D. Diện tích rừng tự nhiên tăng nhanh hơn tổng diện tích rừng.

Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, phần lớn diện tích vùng Tây Nguyên mật độ dân số (năm 2007) ở mức

  • A. trên 500 người/km2.
  • B. từ 201-500 người/km2.
  • C. dưới 100 người/km2.
  • D. từ 101-200 người/km2.

Câu 10: Theo quốc lộ 1A, đi từ Bắc vào Nam sẽ lần lượt đi qua các đèo :

  • A. đèo Ngang, đèo Hải Vân, đèo Cù Mông, đèo Cả
  • B. đèo Ngang, đèo Cù Mông, đèo Hải Vân, đèo Cả
  • C. đèo Ngang, đèo Hải Vân, đèo Cả, đèo Cù Mông
  • D. đèo Hải Vân, đèo Ngang, đèo Cù Mông,đèo Cả

Câu 11: Hệ sinh thái rừng ngập mặn điển hình của nước ta tập trung chủ yếu ở:

  • A. Bắc Bộ
  • B. Bắc Trung Bộ.
  • C. Nam Trung Bộ.
  • D. Nam Bộ

Câu 12: Hai bể dầu khí có trữ lượng lớn nhất nước ta là:

  • A. Nam Côn Sơn và Cửu Long.
  • B. Thổ Chu – Mã Lai và Sông Hồng.
  • C. Nam Côn Sơn và Sông Hồng.
  • D. Thổ Chu - Mã Lai và Cửu Long.

Câu 13: Nếu trên đỉnh núi Phanxipăng( 3143m) có nhiệt độ là 2,0 độ C, thì theo quy luật đai cao( xuống thấp 1000m nhiệt độ tăng 6 độ C), nhiệt độ ở chân núi này sẽ là

  • A. 25,9 độ C.
  • B. 20,9 độ C.
  • C. 2,0 độ C.
  • D. 15,9 độ C.

Câu 14: Quá trình địa mạo chi phối đặc trưng địa hình vùng bờ biển nước ta là:

  • A. xâm thực.
  • B. tích tụ.
  • C. mài mòn.
  • D. xâm thực-bồi tụ.

Câu 15: Vai trò của biển đến khí hậu nước ta trong mùa đông là:

  • A. làm giảm nền nhiệt độ.
  • B. mang mưa đến cho khu vực ven biển và đồng bằng Bắc Bộ.
  • C. tăng độ ẩm.
  • D. làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô.

Câu 16: Loại khoáng sản mang lại giá trị kinh tế cao mà chúng ta đang khai thác ở các vùng của biển Đông là:

  • A. vàng
  • B. sa khoáng
  • C. titan
  • D. dầu mỏ, khí đốt

Câu 17: Hướng gió chính gây mưa cho Đồng bằng Bắc Bộ vào mùa hè là :

  • A.tây nam.
  • B.đông nam.
  • C.đông bắc.
  • D.tây bắc.

Câu 18: Yếu tố chính làm hình thành các trung tâm mưa nhiều , mưa ít ở nước ta là

  • A. độ vĩ.
  • B. mạng lưới sông ngòi.
  • C. độ lục địa.
  • D. địa hình.

Câu 19: Lượng mưa trung bình năm trên lãnh thổ nước ta dao động trong khoảng :

  • A.500 - 1000mm.
  • B.1500 - 2000mm.
  • C.2500 - 3000mm.
  • D.3000 - 4000mm.

Câu 20: Lao động nước ta chủ yếu tập trung ở các ngành nông - lâm - thủy sản là do

  • A. sử dụng nhiều máy móc trong sản xuất.
  • B. tỉ lệ lao động thủ công còn cao, sử dụng công cụ thô sơ vẫn còn phổ biến.
  • C. các ngành này có cơ cấu đa dạng, trình độ sản xuất cao.
  • D. thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất ở nông thôn.

Câu 21: Để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa cần

  • A. hạn chế dòng di dân từ nông thôn ra thành thị.
  • B. giảm bớt tốc độ đô thị hóa.
  • C. tiến hành đô thị hóa xuất phát từ công nghiệp hóa.
  • D. ngăn chặn lối sống cư dân nông thôn nhích gần lối sông thành thị.

Câu 22: Vùng có dân số ít nhất ở nước ta hiện nay là

  • A. Tây Nguyên.
  • B. Đông Nam Bộ.
  • C. TD&MN Bắc Bộ.
  • D. Bắc Trung Bộ.

Câu 23: Nguyên nhân chủ yếu tạo điều kiện cho gió mùa Đông Bắc có thể lấn sâu vào miền Bắc nước ta là

  • A. vị trí địa lí gần trung tâm của gió mùa mùa đông.
  • B. hướng các dãy núi ở Đông Bắc có dạng hình cánh cung đón gió.
  • C. địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
  • D. vị trí địa lí nằm trong vành đai nội chí tuyến.

Câu 24: Theo cách chia hiện nay, số lượng các miền địa lí tự nhiên nước ta là

  • A. 5 miền.
  • B. 3 miền.
  • C. 4 miền.
  • D. 2 miền.
Xem đáp án
  • 1 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021