Trắc nghiệm GDCD 10 học kì II (P5)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 học kì II (P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu lợi ích của
- A. Cộng đồng
- B. Gia đình
- C. Anh em
- D. Lãnh đạo
Câu 2: Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói về nghĩa vụ?
- A. Kinh doanh đóng thuế
- B. Tôn trọng pháp luật
- C. Bảo vệ trẻ em
- D. Tôn trọng người già
Câu 3: Khi nhu cầu và lợi ích về cá nhân mâu thuẫn với nhu cầu và lợi ích của xã hội, cá nhân phải biết
- A. Hi sinh quyền lợi của mình vì quyền lợi chung
- B. Đảm bảo quyền của mình hơn quyền chung
- C. Đặt nhu cầu của cá nhân lên trên
- D. Hi sinh lợi ích của tập thể vì lợi ích cá nhân.
Câu 4: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây khi nói về nghĩa vụ của công dân?
- A. Nam thanh niên phải đăng kí nghĩa vụ quân sự
- B. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ của Quân đội
- C. Xây dựng đất nước là nghĩa vụ của người trưởng thành
- D. Học tốt là nghĩa vụ của học sinh
Câu 5: Nhận định nào dưới đây không thể hiện nghĩa vụ của thanh niên Việt Nam hiện nay?
- A. Quan tâm đến mọi người xung quanh
- B. Không ngừng học tập để nâng cao trình độ
- C. Sẵn sàng tham gia bảo vệ Tổ quốc
- D. Không giúp đỡ người bị nạn
Câu 6: Câu nào dưới đây thể hiện nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ?
- A. Liệu mà thờ kính mẹ già
- B. Gieo gió gặt bão
- C. Ăn cháo đá bát
- D. Ở hiền gặp lành
Câu 7: Năng lực tự đánh giá và điều chình hành vi đạo đức của mình trong mối quan hệ với người khác và xã hội được gọi là
- A. Lương tâm
- B. Danh dự
- C. Nhân phẩm
- D. Nghĩa vụ
Câu 8: Hành vi nào dưới đây thể hiện người có lương tâm?
- A. Không bán hàng giả
- B. Không bán hàng rẻ
- C. Tạo ra nhiều công việc cho mọi người
- D. Học tập để nâng cao trình độ
Câu 9: Hành vi nào dưới đây thể hiện người không có lương tâm?
- A. Bán thực phẩm độc hại cho người tiêu dùng
- B. Mẹ mắng con khi bị điểm kém
- C. Xả rác không đúng nơi quy định
- D. Đến ở nhà bạn khi chưa được mời
Câu 10: Khi cá nhân có những hành vi sai lầm, vi phạm các quy tắc chuẩn mực đạo đức, họ cảm thấy
- A. Cắn rứt lương tâm
- B. Vui vẻ
- C. Thoải mái
- D. Lo lắng
Câu 11: Việc làm nào dưới đây không cần tránh trong quan hệ tình yêu?
- A. Có sự quan tâm, chăm sóc nhau.
- B. Yêu một lúc nhiều người.
- C. “Đứng núi này trông núi nọ”.
- D. Tình yêu sét đánh.
Câu 12: Quan niệm nào dưới đây phù hợp với chế độ hôn nhân hiện tại của nước ta?
- A. Môn đăng hộ đối.
- B. Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy.
- C. Trai năm thê bảy thiếp.
- D. Tình chồng nghĩa vợ thảo ngay trọn đời.
Câu 13: Độ tuổi quy định kết hôn đối với nữ ở nước ta là từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên?
- A. 18 tuổi.
- B. 19 tuổi.
- C. 20 tuổi.
- D. 21 tuổi.
Câu 14: Độ tuổi quy định kết hôn đối với nam ở nước ta là từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên?
- A. 18 tuổi.
- B. 19 tuổi.
- C. 20 tuổi.
- D. 21 tuổi.
Câu 15: Hôn nhân thể hiện quyền và nghĩa vụ của vợ chồng với nhau và được
- A. Pháp luật và gia đình bảo vệ.
- B. Gia đình công nhận và bảo vệ.
- C. Hai người yêu nhau thỏa thuận.
- D. Bạn bè hai bên thừa nhận.
Câu 16: Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ dựa trên cơ sở nào dưới đây?
- A. Tình yêu chân chính.
- B. Cơ sở vật chất.
- C. Nền tảng gia đình.
- D. Văn hóa gia đình.
Câu 17: Trong chế độ phong kiến, hôn nhân thường dựa trên cơ sở nào dưới đây?
- A. Lợi ích kinh tế.
- B. Lợi ích xã hội.
- C. Tình yêu chân chính.
- D. Tình bạn lâu năm.
Câu 18: Tự do trong hôn nhân thể hiện qua việc cá nhân được tự do như thế nào dưới đây?
- A. Kết hôn theo luật định.
- B. Lấy bất cứ ai mà mình thích.
- C. Kết hôn ở độ tuổi mình thích.
- D. Lấy vợ, chồng theo ý muốn gia đình.
Câu 19: một trong những nội dung của hôn nhân tiến bộ là
- A. Đăng kí kết hôn theo luật định.
- B. Tổ chức hôn lễ linh đình
- C. Báo cáo họ hàng hai bên.
- D. Viết cam kết hôn nhân tự nguyện.
Câu 20: Em tán thành ý kiến nào dưới đây khi nói về hôn nhân?
- A. Hôn nhân phải dựa trên cơ sở tình yêu.
- B. Hôn nhân phải dựa vào lợi ích kinh tế.
- C. Hôn nhân phải được sự đồng ý của bố mẹ.
- D. Hôn nhân phải môn đăng hộ đối.
Câu 21: Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ còn thể hiện ở quyền tự do nào dưới đây?
- A. Li hôn.
- B. Tái hôn.
- C. Chia tài sản
- D. Chia con cái.
Câu 22: Một trong những nội dung cơ bản của chế độ hôn nhân hiện nay ở nước ta là hôn nhân
- A. Một vợ, một chồng và bình đẳng.
- B. Ép buộc và dựa trên lợi ích kinh tế.
- C. Tự do và dựa vào nền tảng gia đình.
- D. Có sự trục lợi về kinh tế.
Câu 23: Vợ chồng luôn tôn trọng ý kiến, nhân phẩm và danh dự của nhau là biểu hiện của
- A. Bình đẳng trong quan hệ vợ chồng.
- B. Bình đẳng trong xã hội.
- C. Truyền thống đạo đức.
- D. Quy định pháp luật.
Câu 24: Cộng đồng người cùng chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ hôn nhân và huyết thống là
- A. Gia đình.
- B. Làng xã.
- C. Dòng họ.
- D. Khu dân cư.
Câu 25: Quan hệ vợ chồng được hình thành trên cơ sở tình yêu và được
- A. Pháp luật bảo vệ.
- B. Gia đình bảo đảm
- C. Gia đình đồng ý.
- D. Chính quyền địa phương công nhận.
Câu 26: Hợp tác phải dựa trên yếu tố nào dưới đây?
- A. Tự giác, tự lực, tự chủ.
- B. Tự nguyện, bình đẳng.
- C. Cần cù, sang tạo.
- D. Nhiệt tình, chân thành.
Câu 27: Biết hợp tác trong công việc chung là yêu cầu đối với mỗi công dân trong
- A. Xã hội hiện đại.
- B. Xã hội cũ.
- C. Xã hội tương lai.
- D. Xã hội công nghiệp.
Câu 28: Hành vi, việc làm nào dưới đây là biểu hiện của hợp tác trong học sinh?
- A. Bàn bạc vớ nhau về việc gây chia rẽ trong lớp học.
- B. Cùng nhau thảo luận bài tập nhóm.
- C. Hai người hát chung một bài.
- D. Hai người mắng một người.
Câu 29: Hành vi, việc làm nào dưới đây là biểu hiện hợp tác giữa các dân tộc trên đất nước Việt Nam?
- A. Một số người cùng bàn với nhau chia rẽ dân tộc mình với dân tộc khác.
- B. Nhân dân hai dân tộc trong bản cùng thảo luận xây dựng cây cầu treo mới.
- C. Một nhóm thanh niên trong bản cùng nhau đánh người thuộc dân tộc khác.
- D. Hai người của dân tộc A cùng nhau lấn chiếm đất của người thuộc dân tộc B.
Câu 30: Hành vi, việc làm nào dưới đây là biểu hiện của hợp tác giữa các địa phương ở Việt Nam?
- A. Chính quyền xã A và xã B cùng bàn với nhau về việc cô lập xã C.
- B. Nhân dân thôn C và thôn D cùng nhau công kích nhân dân xã E.
- C. Xã P và xã Q cùng nhau xây dựng cây cầu nối đường đi chung giữa hai xã.
- D. Hai thôn cạnh nhau bàn bạc rất nhiều về làm đường đi chung nhưng không có kết quả.
Câu 31: Năm học nào bạn Hà cũng đạt Học sinh Giỏi, nhưng sống xa cách mọi người trong lớp. vì cho rằng mình học giỏi rồi nên Hà không muốn học nhóm cùng các bạn khác. Nếu là bạn của Hà, em sẽ khuyên bạn như thế nào?
- A. Học giỏi thì không cần học nhóm nữa.
- B. Cần học nhóm để cùng hợp tác với các bạn.
- C. Cần học nhóm nhưng không cần hợp tác.
- D. Không cần hợp tác với ai mà chỉ cần học giỏi.
Câu 32: Chi đoàn thanh niên lớp 10A phát động phong trào quyên góp sách cho các bạn vùng lũ lụt. Các bạn đoàn viên và thanh niên đều tham gia tích cực đóng góp chung vào phong trào Đoàn trường. việc làm của Chi đoàn thanh niên lớp 10A là biểu hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân trong cộng đồng?
- A. Yêu thương người nghèo khổ.
- B. Nhân nghĩa.
- C. Hòa nhập.
- D. Tự giác.
Câu 33: Dân tộc Việt Nam có truyền thống “ Lá lành đùm lá rách” . sau những trận lũ lụt ở miền Trung, nhân dân khắp nơi trong cả nước lại quyên góp ủng hộ, chia sẻ khó khăn cho nhân dân vùng lũ lụt. việc làm nào là biểu hiện phẩm chất nào của công dân trong cộng đồng?
- A. Đoàn kết.
- B. Nhân nghĩa.
- C. Hợp tác.
- D. Chia sẻ.
Câu 34: Là học sinh giỏi của lớp nhưng bạn Hoa sống xa lánh với hầu hết các bạn trong lớp, vì cho rằng mình học giỏi thì chỉ cần chơi với một vài bạn học giỏi là được. Nếu là bạn của Hoa, em có thể khuyên Hoa như thế nào cho phù hợp?
- A. Hoa cứ sống như cách mình suy nghĩ là được.
- B. Không cần phải gần gũi với các bạn ở trong lớp.
- C. Nên sống hòa nhập với mọi người, Hoa sẽ được mọi người yêu quý.
- D. Nếu sống hòa nhập với mọi người sẽ mất rất nhiều thời gian không cần thiết.
Câu 35: Mùa hè năm 2016, Đoàn Thanh niên tình nguyện của Trường Đại học X đã đi đến một số nơi xa xôi, hẻo lánh của miền núi để tuyên truyền, phổ biến về hoạt động bảo vệ môi trường. Việc làm này của Đoàn thanh niên là thể hiện điều gì dưới đây?
- A. Hoạt động bảo vệ môi trường.
- B. Trách nhiệm của thanh niên trong cộng đồng.
- C. Trách nhiệm về công tác tình nguyện.
- D. Hoạt động mùa hè xanh.
Câu 36: Là Bí thư Đoàn thanh niên, bạn Dung không những tham gia tích cực vào các hoạt động tập thể và hoạt động do nhà trường tổ chức mà còn tích cực vận động bạn bè cùng tham gia. Việc làm của bạn Dung là biểu hiện của trách nhiệm nào dưới đây của thanh niên- học sinh?
- A. Sống tử tế.
- B. Sống hòa nhập.
- C. Sống hợp tác.
- D. Sống tích cực.
Câu 37: Tổ 1 của lớp 10D là một tập thể làm việc tích cực và có hiệu quả. Các bạn trong tổ thường xuyên cùng nhau trao đổi để giải quyết các yêu cầu chung trong học tâp và trong công việc. Việc làm của tổ 1 thể hiện chuẩn mực đạo đức nào dưới đây của công dân trong cộng đồng?
- A. Hòa nhập.
- B. Thân thiện.
- C. Hợp tác.
- D. Cộng tác.
Câu 38: Khi cô giáo giao bài tập thảo luận nhóm, các thành viên trong nhóm B cùng nhau thảo luận tích cực để làm bài tập. Hành vi, việc làm của nhóm B là biểu hiện trách nhiệm nào dưới đây của học sinh trong học tập?
- A. Tận tâm.
- B. Tự giác.
- C. Hợp tác.
- D. Tự lực cánh sinh.
Câu 39: khi được giao bài tập nhóm, các bạn trong nhóm A làm việc theo đúng sự phân công của bạn Trưởng nhóm. Cuối cùng cả nhóm trao đổi, thống nhất tạo thành kết quả chung. Hành vi, việc làm của nhóm B là biểu hiện điều gì dưới đây trong học tập?
- A. Làm việc có kế hoạch.
- B. Làm việc nghiêm túc.
- C. Hợp tác.
- D. Khoa học.
Câu 40: Nhờ có thảo luận, trao đổi và cùng thực hiện kế hoạch theo hợp đồng mà nhiều công trình kiến trúc giữa các địa phương được hoàn thành đúng thời hạn và có chất lượng. Hoạt động chung này thể hiện yêu cầu nào dưới đây trong lao động?
- A. Tận tâm.
- B. Hợp tác.
- C. Thiện chí
- D. Nhiệt tình
Xem thêm bài viết khác
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng (P1)
- Trắc nghiệm GDCD 10 học kì I (P5)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 12: Công dân với tình yêu hôn nhân và gia đình (P2)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 10: Quan niệm về đạo đức (P1)
- Trắc nghiệm GDCD 10 học kì II (P5)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học (P2)
- Trắc nghiệm GDCD 10 học kì II (P2)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng (P2)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức (P3)