Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học (P2)

  • 1 Đánh giá

Dưới đây là câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học (P2). Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức bài học trong chương trình GDCD lớp 10. Với mỗi câu hỏi, các em hãy chọn đáp án của mình. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết các đáp án. Hãy bắt đầu nào.

Câu 1: Người có nhân phẩm là người được xã hội

  • A. Nêu gương
  • B. chấp nhận.
  • C. khen thưởng.
  • D. đánh giá cao.

Câu 2: Hành vi nào dưới đây thể hiện trạng thái cắn rứt lương tâm?

  • A. Dằn vặt mình khi cho bệnh nhân uống nhầm thuốc
  • B. Vui vẻ khi lấy cắp tài sản nhà nước
  • C. Giúp người già neo đơn
  • D. Vứt rác bừa bãi

Câu 3: Người nào tự đánh mất nhân phẩm sẽ bị xã hội

  • A. xử lí.
  • B. bỏ rơi.
  • C. coi thường, khinh rẻ.
  • D. cô lập, xa lánh.

Câu 4: Hành vi nào dưới đây thể hiện trạng thái lương tâm thanh thản?

  • A. Vui vẻ khi đã đóng góp tiền ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam
  • B. Không vui với việc làm từ thiện của người khác
  • C. Lễ phép với thầy cô
  • D. Chào hỏi người lớn tuổi

Câu 5: Để trở thành người có lương tâm, mỗi người cần phải làm gì dưới đây?

  • A. Bồi dưỡng tình cảm trong sáng lành mạnh
  • B. Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ
  • C. Chăm chỉ làm việc nhà giúp cha mẹ
  • D. Lễ phép với cha mẹ

Câu 6: Hành vi nào dưới đây thể hiện người không có nhân phẩm?

  • A. Bán hàng giả, hàng kém chất lượng
  • B. Bán hàng đúng giá cả thị trường
  • C. Giúp đỡ người nghèo
  • D. ủng hộ đồng bào lũ lụt

Câu 7: Khi cá nhân có hành vi sai lầm, vi phạm các chuẩn mực đạo đức; họ cảm thấy ăn năn và hối hận. Đó là trạng thái

  • A. hối cải.
  • B. buồn phiền.
  • C. tiếc nuối.
  • D. cắn rứt lương tâm.

Câu 8: Cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu chân chính, lành mạnh về vật chất và tinh thần gọi là

  • A. nghĩa vụ
  • B. hạnh phúc
  • C. danh dự
  • D. lương tâm

Câu 9: Để trở thành người có lương tâm, học sinh cần thực hiện điều nào dưới đây?

  • A. Có tình cảm đạo đức trong sáng
  • B. Hạn chế giao lưu với bạn xấu
  • C. Chăm chỉ lao động
  • D. Chăm chỉ học tập

Câu 10: Sự coi trọng đánh giá cao của dư luận xã hội đối với mọi người phải dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó gọi là?

  • A. Tự trọng
  • B. Danh dự
  • C. Hạnh phúc
  • D. Nghĩa vụ

Câu 11: Khi một cá nhân biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình thì người đó được coi là có lòng:

  • A. tự trọng.
  • B. tự ái.
  • C. tự cao.
  • D. danh dự.

Câu 12: Lương tâm là đặc trưng của đời sống đạo đức, là yếu tổ nội tâm làm nên giá trị đạo đức

  • A. xã hội.
  • B. cá nhân.
  • C. cộng đồng.
  • D. con người. .

Câu 13: Lương tâm tồn tại ở trạng thái nào dưới đây?

  • A. Hài lòng và thỏa mãn.
  • B. Ăn năn và hối hận.
  • C. Thanh thản và cắn rứt lương tâm.
  • D. Trong sáng thanh thản và sung sướng.

Câu 14: Người luôn đề cao cái tôi nên có thái độ bực tức, khó chịu, giận dỗi khi cho rằng mình bị đánh giá thấp hoặc bị coi thường là người

  • A. tự ái
  • B. tự trọng
  • C. tự tin
  • D. tự ti

Câu 15: Hạnh phúc của từng cá nhân là cơ sở của

  • A. hạnh phúc gia đình.
  • B. sự phát triển của xã hội.
  • C. tồn tại xã hội.
  • D. hạnh phúc xã hội

Câu 16: Khi thực hiện những hành vi phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực đạo đức của xã hội thì cá nhân cảm thấy

  • A. hài lòng
  • B. khó chịu
  • C. bất mãn
  • D. gượng ép

Câu 17: Để trở thành người có lương tâm, mỗi người cần phải làm gì dưới đây?

  • A. Lễ phép với cha mẹ:
  • B. Chăm chỉ làm việc nhà giúp cha mẹ.
  • C. Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp Vụ.
  • D. Bồi dưỡng tình cảm trong sáng, lành mạnh.

Câu 18: Khi con người tạo ra được cho mình những giá trị tinh thần, đạo đức và những giá trị đó được xã hội đánh giá, công nhận thì người đó có

  • A. danh dự.
  • B. phẩm giá.
  • C. địa vị
  • D. quyền lực.

Câu 19: Nội dung nào dưới đây nói về lòng tự trọng?

  • A. Không đi nhờ xe của bạn
  • B. Không mượn bài tập bạn để chép bài
  • C. Không “quay cóp” bài của bạn trong kiểm tra
  • D. Không nhờ bạn giảng giải những bài toán khó

Câu 20: Câu nói: “Danh dự quý hơn tiền bạc, mất danh dự là mất tất cả” thể hiện phạm trù nào của đạp đức học?

  • A. Nghĩa vụ
  • B. Lương tâm
  • C. Danh dự
  • D. Hạnh phúc

Câu 21: Để nhu cầu và lợi ích của cá nhân phù hợp với nhu cầu, lợi ích của xã hội thì

  • A. cá nhân phải lao động sản xuất
  • B. cá nhân phải chăm lo rèn luyện đạo đức bản thân
  • C. cá nhân phải biết đặt nhu cầu, lợi ích của xã hội lên trên
  • D. cá nhân phải biết đặt nhu cầu, lợi ích của mình lên trên

Câu 22: Câu nói: “Hạnh phúc là đấu tranh” là của ai?

  • A. C. Mác.
  • B. Lê- nin.
  • C. Hồ Chí Minh.
  • D. Ăng-ghen.
Xem đáp án

=> Kiến thức Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học


Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học (P3) Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học (P1)
  • 77 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021