Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 16 (p2): Tự hoàn thiện bản thân
Dưới đây là câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 16: Tự hoàn thiện bản thân (P2). Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức bài học trong chương trình GDCD lớp 10. Với mỗi câu hỏi, các em hãy chọn đáp án của mình. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết các đáp án. Hãy bắt đầu nào.
Câu 1: Ngay từ nhỏ bạn B có tật nói lắp. Nhưng hàng ngày B chịu khó tập luyện đề trở thành một nhà diễn thuyết nổi tiếng. Sự rèn luyện của B là
- A. quá trình mặc cảm bản thân.
- B. quá trình tự phê bình và phê bình.
- C. quá trình tự hoàn thiện bản thân.
- D. quá trình thay đổi tính cách.
Câu 2: Để tự hoàn thiện bản thân, chúng ta cần xác định rõ
- A. Biện pháp thực hiện.
- B. Quy tắc thực hiện.
- C. Quy trình thực hiện.
- D. Cách thức thực hiện.
Câu 3: Để tự hoàn thiện bản thân, mỗi người cần phải
- A. Quyết tâm thực hiện kế hoạch rèn luyện mình.
- B. Trông cậy vào sự giúp đỡ của người khác.
- C. Để mặc cho công việc sẽ hoàn thiện mình.
- D. Không cần làm gì cả.
Câu 4: Câu nào dưới đây nói về tự hoàn thiện bản thân?
- A. Học một hiểu mười.
- B. Có chí thì nên.
- C. Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
- D. Năng nhặt chặt bị.
Câu 5: Tự nhận thức đúng về bản thân không phải là điều dễ dàng, mà cần phải qua
- A. Rèn luyện.
- B. Học tập.
- C. Thực hành.
- D. Lao động.
Câu 6: Điểm quan trọng nhất để tự hoàn thiện bản thân là cần xác định được
- A. Điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
- B. Vẻ đẹp tâm hồn của bản thân.
- C. Khả năng của bản thân.
- D. Sức mạnh của bản thân.
Câu 7: Tự nhận thức đúng về bản thân không phải là điều dễ dàng mà cần phải:
- A. qua rèn luyện.
- B. qua nhiều biến cố
- C. có sự lựa chọn đúng đắn.
- D. có quyết định đúng đắn.
Câu 8: Nội dung nào dưới đây không nói về việc tự nhận thức?
- A. Em thích học môn Văn nhất.
- B. Bố mẹ là người em yêu quý nhất.
- C. Em còn thiếu kiên trì trong học tập.
- D. Không cần phải tự đánh giá về bản thân.
Câu 9: Tự nhận thức đúng những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân đối chiếu với các chuẩn mực đạo đức xã hội là việc làm cần thiết để
- A. Sống có đạo đức.
- B. Tự hoàn thiện bản thân.
- C. Sống hòa nhập.
- D. Tự nhận thức đúng về mình.
Câu 10: Quá trình tự hoàn thiện bản thân của mỗi người được thực hiện theo chuẩn mực nào dưới đây?
- A. Yêu cầu của công việc
- B. Quan điểm của cá nhân
- C. Các giá trị đạo đức xã hội
- D. Định hướng của gia đình
Câu 11: Việc đánh giá thấp bản thân mình sẽ làm cho nhiều người trở nên
- A. tự cao, tự đại.
- B. tự ti và mặc cảm.
- C. e thẹn, nhút nhát.
- D. khiêm tốn, nhường nhịn.
Câu 12: Tự nhận thức về bản thân là một kĩ năng sống rất
- A. cốt lõi của con người.
- B. cơ bản của con người.
- C. hàng đầu của con người.
- D. quan trọng của con người.
Câu 13: Người không biết tự hoàn thiện bản thân sẽ
- A. Không hoàn thành nhiệm vụ.
- B. Trở nên lạc hậu.
- C. Làm việc kém hiệu quả.
- D. Bị mọi người xa lánh.
Câu 14: Ai cũng cần tự hoàn thiện mình để phát triển và đáp ứng được
- A. Những đòi hỏi của xã hội.
- B. Những mong muốn của bản thân.
- C. Những nhu cầu của cuộc sống.
- D. Niềm tin của mọi người.
Câu 15: Nội dung nào dưới đây không phải là tự hoàn thiện bản thân?
- A. Luôn tự lập
- B. Luôn làm theo người khác
- C. Biết học hỏi người khác
- D. Biết nhận thức về bản thân
Câu 16: Nội dung nào dưới đây không phải là tự hoàn thiện bản thân?
- A. Rèn luyện, vượt lên khó khăn, trở ngại.
- B. Khắc phục, sửa chữa khuyết điểm
- C. Không ngừng học tập tu dưỡng.
- D. Lười biếng, thiếu ý thức trong học tập.
Câu 17: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về tự hoàn thiện bản thân:
- A. Biết lập kế hoạch phấn đấu, rèn luyện.
- B. Việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức.
- C. Biết tìm kiếm sự giúp đỡ của người tin cậy.
- D. Việc riêng của mỗi cá nhân nên không can thiệp.
Câu 18: Mục đích của việc tự nhận thức bản thân?
- A. Biết mọi điều.
- B. Tiến tới thành công.
- C. Tự tin hơn.
- D. Hiểu rõ bản thân.
Câu 19: Do bạn bè lôi kéo nên C đã sao nhẵng việc học tập dẫn đền kết quả học tập ngày càng sa sút. Được gia đình bạn bè khuyên nhủ, C đã quyết tâm phần đấu rèn luyện và trở thành một học sinh giỏi. Việc làm của C là biểu hiện nào dưới đây của học sinh?
- A. Tự nguyện, tự giác.
- B. Tự phê bình và phê bình.
- C. Tự hoàn thiện bản thân.
- D. Tự thay đổi tính cách
Câu 20: Em tán thành với ý kiến nào dưới đây?
- A. Người không chịu hoàn thiện bản thân sẽ bị tụt hậu so với xã hội.
- B. Đã là danh nhân không cần phải tự hoàn thiện bản thân.
- C. Người đã yếu kém thì dù cố gắng đến mấy cũng không được thừa nhận.
- D. Chỉ có những người có vấn đề về đạo đức mới cần tự hoàn thiện bản thân
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 16: Tự hoàn thiện bản thân (P3) Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 16: Tự hoàn thiện bản thân (P1)
Xem thêm bài viết khác
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 15: Công dân với các vấn đề cấp thiết của nhân loại (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 13: Công dân với cộng đồng (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng (P2)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 13: Công dân với cộng đồng (P2)
- Trắc nghiệm GDCD 10 học kì I (P4)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 15: Công dân với các vấn đề cấp thiết của nhân loại (P3)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 16: Tự hoàn thiện bản thân (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 12: Công dân với tình yêu hôn nhân và gia đình (P3)
- Trắc nghiệm GDCD 10 học kì II (P2)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 16 (p2): Tự hoàn thiện bản thân
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 15: Công dân với các vấn đề cấp thiết của nhân loại (P2)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học (P2)