Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng (P3)
Dưới đây là câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng (P3). Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức bài học trong chương trình GDCD lớp 10. Với mỗi câu hỏi, các em hãy chọn đáp án của mình. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết các đáp án. Hãy bắt đầu nào.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Xem xét sự vật, hiện tượng như thế nào cho phù hợp với phương pháp luận biện chứng?
- A. Sự vật và hiện tượng phiến diện, một chiều.
- B. Sự vật và hiện tượng tách rời, không phát triển.
- C. Sự vật và hiện tượng trong trạng thái cô lập, không phát triển.
- D. Sự vật và hiện tượng luôn luôn vận động, phát triển không ngừng.
Câu 2: A đang khỏe mạnh bỗng dưng bị ốm cả tuần không ngồi dậy được. Ba mẹ A rất lo lắng. Mấy người hàng xóm đến chơi và khuyên ba mẹ A phải đem A đi khám để điều trị, có người thì cho rằng phải mời thầy cúng, có người thì khuyên kết hợp vừa cúng, vừa đi viện mới khỏi. Nếu là bạn của A, em sẽ khuyên ba mẹ A như thế nào?
- A. Đi xem thầy bói.
- B. Mời thầy cúng về đuổi ma.
- C. Đi dâng sao giải hạn.
- D. Đến bệnh viện khám và điều trị.
Câu 3: Sau khi học bài 1 môn Giáo dục công dân 10, bạn Q nói với bạn V rằng: “Triết học là thế giới quan, phương pháp luận chung cho mọi hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người”. Theo em, lời nói của bạn Q đề cập đến nội dụng nào của Triết học?
- A. Khái niệm.
- B. Nội dung.
- C. Vai trò.
- D. Ý nghĩa.
Câu 4: Câu nói: “Tôi là tôi nhưng tôi lại không phải là tôi”. Theo em, ý kiến nào là đúng đối với luận điểm trên?
- A. Đây là luận điểm sai lầm
- B. Luận điểm trên là đúng, vì người này không nhìn được chính mình.
- C. Đây là luận điểm được phát biêu dựa trên cách nhìn biện chứng về tác giả.
- D. Luận điểm trên là đúng vì mọi sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động và phát triển không ngừng.
Câu 5: Vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Giới tự nhiên tồn tại khách quan, không ai sáng tạo ra là quan điểm của
- A. Thế giới quan duy tâm.
- B. Thế giới quan duy vật.
- C. Thuyết bất khả tri.
- D. Thuyết nhị nguyên luận.
Câu 6: Trong lịch sử Triết học, có mấy phương pháp luận cơ bản?
- A. Một phương pháp luận.
- B. Ba phương pháp luận.
- C. Hai phương pháp luận.
- D. Bốn phương pháp luận.
Câu 7: Phương pháp luận siêu hình xem xét sự vật, hiện tượng
- A. trong sự ràng buộc lẫn nhau.
- B. trong trạng thái vận động, phát triển.
- C. trong quá trình vận động không ngừng.
- D. trong trạng thái cô lập, không vận động, không phát triển.
Câu 8: Phương pháp luận biện chứng xem xét sự vật, hiện tượng
- A. phiến diện một chiều
- B. trong trạng thái cô lập, không vận động.
- C. trong sự ràng buộc lẫn nhau giữa chúng.
- D. trong trạng thái cô lập, không phát triển
Câu 9: Phương pháp xem xét sự vật, hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau giữa chúng, trong sự vận động và phát triển không ngừng của chúng là phương pháp luận
- A. logic.
- B. lịch sử.
- C. Triết học.
- D. biện chứng.
Câu 10: Phương pháp xem xét sự vật, hiện tượng một cách phiến diện, chỉ thấy chúng trong trạng thái cô lập, không vận động, không phát triển là phương pháp luận:
- A. siêu hình
- B. lịch sử.
- C.Triết học
- D. biện chứng.
Câu 11: Thế giới quan duy tâm có quan điểm thế nào dưới đây về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức?
- A. Vật chất là cái có trước và quyết định ý thức.
- B. Ý thức là cái có trước và sản sinh ra giới tự nhiên.
- C. Vật chất và ý thức cùng xuất hiện.
- D. Chỉ tồn tại ý thức.
Câu 12: Phương pháp luận chung nhất, bao quát các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy đó là:
- A. Phương pháp luận Triết học
- B. Phương pháp luận riêng
- C. Phương pháp luận chung
- D. Phương pháp luận biện chứng
Câu 13: Triết học Mác được coi là chủ nghĩa duy vật biện chứng vì có sự thống nhất giữa
- A. thế giới quan duy vật và phương pháp luận siêu hình.
- B. thế giới quan duy tâm và phương pháp luận siêu hình.
- C. thế giới quan duy tâm và phương pháp luận biện chứng.
- D. thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng.
Câu 14: Câu nói: “Không có Triết học thì không thể tiến lên phía trước” của nhà triết học nào dưới đây?
- A. Hê-ra-clít
- B. Đêmôcrít
- C.T.Hốp xơ
- D. C.Mác
Câu 15: Nội dung nào dưới đây thuộc kiến thức triết học?
- A. Hiện tượng oxi hóa của kim loại.
- B. Mọi sự vật hiện tượng luôn luôn vận động.
- C. Sự hình thành và phát triển của xã hội.
- D. Hơi nước gặp lạnh ngưng tụ thành mưa.
Câu 16: Toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống gọi là :
- A. thế giới quan.
- B. lối sống của con người.
- C. cách sống của con người.
- D. quan niệm sống của con người.
Câu 17: Học thuyết về phương pháp nhận thức khoa học và cải tạo thế giới là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
- A. Phương pháp luận.
- B. Thế giới quan.
- C. Thế giới quan duy tâm.
- D. Phương pháp luận siêu hình.
Câu 18: Nội dung nào dưới đây thể hiện yếu tố biện chứng?
- A. Tre già măng mọc.
- B. Đèn nhà ai, nhà ấy rạng.
- C. Quan niệm của các thầy bói trong câu truyện dân gian “Thây bói xem voi ”.
- D. Trong lớp đã có sự phân công lao động vệ sinh, mỗi người một việc, việc của ai người ấy làm, chẳng có ai liên quan đên ai cả.
Câu 19: Theo nghĩa chung nhất, phương pháp là
- A. Cách thức đạt được chỉ tiêu.
- B. Cách thức đạt được ước mơ.
- C. Cách thức đạt được mục đích.
- D. Cách thức làm việc tốt.
Câu 20: Câu nói: “Hãy nói cho tôi biết bạn của anh là ai, tôi sẽ kết luận anh là người như thế nào” chứa đựng yếu tố:
- A. duy vật.
- B. tôn giáo.
- C. biện chứng.
- D. siêu hình.
Câu 21: A hỏi B: “Hằng năm, đến ngày giỗ của bà ngoại, gia đình mình thường làm mâm cơm để thắp hương bà. Mình không biết như thế có phải là duy tâm phản khoa học không?”. Nếu là B, em sẽ trả lời A như thế nào?
- A. Là hành động mê tín dị đoan.
- B. Là hành động mang tính siêu hình.
- C. Là hành động duy tâm phản khoa học vì nó có yếu tố tâm linh.
- D. Không phải duy tâm phản khoa học mà là phong tục tốt đẹp của người Việt Nam.
Câu 22: Phương pháp luận là
- A. Học tuyết về phương pháp nhận thức khoa học và cải tạo thế giới.
- B. Học thuyết về các cách thức, quan điểm nghiên cứu khoa học.
- C. Học thuyết về các phương pháp cải tạo thế giới.
- D. Học thuyết về phương án nhận thức khoa học.
=> Kiến thức Bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng (P2) Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng (P1)
Xem thêm bài viết khác
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 15: Công dân với các vấn đề cấp thiết của nhân loại (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng (P3)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 4: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng (P2)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 4: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 15: Công dân với các vấn đề cấp thiết của nhân loại (P2)
- Trắc nghiệm GDCD 10 học kì II (P2)
- Trắc nghiệm GDCD 10 học kì II (P4)
- Trắc nghiệm GDCD 10 học kì I (P3)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 16 (p2): Tự hoàn thiện bản thân
- Trắc nghiệm GDCD 10 học kì II (P3)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 12: Công dân với tình yêu hôn nhân và gia đình (P2)