Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 16: Tự hoàn thiện bản thân (P1)
Dưới đây là câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 16: Tự hoàn thiện bản thân (P1). Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức bài học trong chương trình GDCD lớp 10. Với mỗi câu hỏi, các em hãy chọn đáp án của mình. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết các đáp án. Hãy bắt đầu nào.
Câu 1: Để hoàn thiện bản thân, một chúng ta cần xác định cho mình
- A. Mục đích sống rõ ràng
- B. Công việc cụ thể
- C. Chỗ dựa cần thiết
- D. Phương tiện hiệu quả
Câu 2: Không ngừng rèn luyện, phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm để bản thân ngày một tốt hơn, tiến bộ hơn, là biểu hiện của
- A. Tự hoàn thiện bản thân.
- B. Phê bình và tự phê bình.
- C. Đức tính kiên trì.
- D. Đức tính khiêm tốn.
Câu 3: Hành vi, việc làm nào dưới đây là biểu hiện tự hoàn thiện bản thân?
- A. Tích cực lao động, sản xuất để tạo ra nhiều sản phẩm.
- B. Không ngừng học tập, tu dưỡng để ngày một tiến bộ.
- C. Chăm học để có kết quả cao.
- D. Học hỏi tất cả mọi người.
Câu 4: Hành vi, việc làm nào dưới đây là biểu hiện tự hoàn thiện bản thân?
- A. Luôn đề cao bản thân.
- B. Khắc phục khuyết điểm.
- C. Tự quyết định mọi việc làm.
- D. Luôn làm theo ý người khác.
Câu 5: Câu tục ngữ nào dưới đây giúp cho việc tự nhận thức, tự hoàn thiện của bản thân?
- A. Tức nước vỡ bờ
- B. Ăn cây táo, rào cây sung
- C. Nhìn mặt bắt hình dong
- D. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
Câu 6: Điều gì dưới đây quan trọng mà mỗi người cân có để tự hoàn thiện bản thân?
- A. Có người giúp đỡ thường xuyên.
- B. Biết lập kế hoạch tu dưỡng, rèn luyện và phấn đấu thực hiện.
- C. Có điều kiện về kinh tế gia đình.
- D. Biết làm việc và nghỉ ngơi đúng kế hoạch đã định.
Câu 7: Xã hội không ngừng phát triển, luôn đề ra những yêu cầu mới, cao hơn đối với mỗi thành viên, nên mỗi người cần phải
- A. Tự học tập, lao động.
- B. Tự hoàn thiện bản thân.
- C. Rèn luyện đạo dức theo yêu cầu của xã hội.
- D. Rèn luyện thể chất để học tập và lao động.
Câu 8: Nội dung nào dưới đây là biểu hiện tự hoàn thiện bản thân
- A. Khắc phục, sửa chữa khuyết điểm.
- B. Tích cực tham gia tệ nạn xã hội.
- C. Lười biếng, thiếu ý thức trong học tập.
- D. Thiếu kiên trì, nhẫn nại trong rèn luyện.
Câu 9: tự hoàn thiện bản thân là một phẩm chất quan trọng của người thanh niên trong xã hội hiện đại, giúp cho mỗi cá nhân
- A. Có cuộc sống tốt đẹp.
- B. Ngày một phát triển tốt hơn.
- C. Ngày một văn minh tiến bộ.
- D. Ngay một khôn lớn hơn.
Câu 10: Em tán thành với ý kiến nào dưới đây?
- A. Trẻ em không cần phải tự hoàn thiện bản thân
- B. Tự hoàn thiện bản thân là việc làm không cân thiết.
- C. Chỉ có người nào yếu kém mới cần phải tự hoàn thiện bản thân.
- D. Tự hoàn thiện bản thân là yêu cầu cần thiết đối với mỗi người.
Câu 11: Đề tự hoàn thiện bản thân, mỗi người cần phải
- A. không cần làm gì cả.
- B. trông cậy vào sự giúp đỡ của người khác.
- C. để mặc cho công việc sẽ hoàn thiện mình.
- D. quyết tâm thực hiện kế hoạch rèn luyện mình.
Câu 12: Tự nhận thức về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, quyết tâm khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh là biểu hiện nào dưới đây của mỗi người
- A. Tự nhận thức bản thân.
- B. Tự hoàn thiện bản thân.
- C. Sống có mục đích.
- D. Sống có ý chí.
Câu 13: Hoàng và Thanh trao đổi với nhau về chủ đề tự hoàn thiện bản thân. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây của Hoàng và Thanh ?
- A. Tự hoàn thiện bản thân là việc làm không cần thiết.
- B. Chỉ có người nào yếu kém mới cần phải tự hoàn thiện bản thân.
- C. Tự hoàn thiện bản thân là yêu cầu cần thiết đối với mỗi người.
- D. Trẻ em không cần phải tự hoàn thiện bản thân.
Câu 14: Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện tự hoàn thiện bản thân?
- A. Tự cao, tự đại.
- B. Ham học hỏi.
- C. Rèn luyện sức khỏe.
- D. Biết sửa chữa khuyết điểm.
Câu 15: Để tự hoàn thiện bản thân, mỗi người cần phải
- A. Tích cực lao động hằng ngày để có cuộc sống tốt hơn.
- B. Có kế hoạch và quyết tâm phấn đấu, rèn luyện bản thân.
- C. Có nhiệt huyết với công việc.
- D. Có tinh thần trách nhiệm.
Câu 16: Khẳng định nào dưới đây là đúng về tự hoàn thiện bản thân?
- A. Tự hoàn thiện bản thân là công việc riêng của tập thể.
- B. Tự hoàn thiện bản thân là công việc riêng của các nhân.
- C. Tự hoàn thiện bản thân là luôn đề cao giá trị bản thân.
- D. Tự hoàn thiện bản thân cần có sự giúp đỡ của gia đình, nhà trường và xã hội
Câu 17: Bị bạn bè rủ rê, Minh thường hay ăn chơi lêu lổng, dẫn đến sao nhãng việc học hành. Được gia đình bạn bè khuyên nhủ, minh đã quyết tâm phấn đấu rèn luyện và trở thành một học sinh giỏi. Việc làm của Minh là biểu hiện phẩm chất nào dưới đây của học sinh?
- A. Tự nguyện, tự giác.
- B. Tự phê bình và phê bình.
- C. Tự hoàn thiện bản thân.
- D. Tự thay đổi tính cách.
Câu 18: Quan điểm nào dưới đây không đúng khi nói về tự nhận thức bản thân?
- A. Mỗi người có những điểm mạnh, điểm yếu riêng
- B. Mỗi người không ai giống nhau hoàn toàn
- C. Mỗi người đều có mặt tốt và tự hào giống nhau.
- D. Mỗi người có hạn chế, yếu kém riêng của mình.
Câu 19: Câu thành ngữ: “Ngọc càng mài càng sáng/ Vàng càng luyện càng trong” nói về vấn đề nào dưới đây?
- A. Không cần học hỏi
- B. Tự hoàn thiện bản thân.
- C. Tự đánh giá về bản thân.
- D. Tự nhận thức về bản thân.
Câu 20: Người không biết tự hoàn thiện bản thân sẽ dần dần
- A. trở nên lạc hậu.
- B. bị mọi người xa lánh.
- C. làm việc kém hiệu quả.
- D. không hoàn thành nhiệm vụ.
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 16: Tự hoàn thiện bản thân (P3) Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 16 (p2): Tự hoàn thiện bản thân
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm GDCD 10 học kì I (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng (P2)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 4: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng (P2)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc (P3)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 15: Công dân với các vấn đề cấp thiết của nhân loại (P3)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử là mục tiêu phát triển của xã hội (P2)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 13: Công dân với cộng đồng (P2)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 10: Quan niệm về đạo đức (P2)
- Trắc nghiệm GDCD 10 học kì I (P4)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 10: Quan niệm về đạo đức (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức (P2)