Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 10: Quan niệm về đạo đức (P3)
Dưới đây là câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 10: Quan niệm về đạo đức (P3). Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức bài học trong chương trình GDCD lớp 10. Với mỗi câu hỏi, các em hãy chọn đáp án của mình. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết các đáp án. Hãy bắt đầu nào.
Câu 1: Những phản ứng, cách cư xử biểu hiện ra bên ngoài của con người trong một hoàn cảnh nhật định gọi là
- A. quy tắc
- B. hành vi.
- C. chuẩn mực.
- D. phong tục
Câu 2: B thường hay tung tin nói xấu bạn bè trên Facebook. Nếu là bạn cùng lớp, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức?
- A. Không phải việc của mình nên lờ đi
- B. Rủ các bạn khác nói xấu lại B trên Facebook.
- C. Lôi kéo các bạn bị nói xấu đánh B
- D. Báo cho cô giáo chủ nhiệm biết để giải quyết.
Câu 3: Anh C đánh đập, ngược đãi mẹ vì bà đã già và không tự kiếm tiền để nuôi bản thân. Hành vi của anh C không phù hợp với chuẩn mực đạo đức
- A. Gia đình
- B. Tập thể
- C. Cơ quan
- D. Trường học
Câu 4: Những điều quy định mọi người phải tuân theo trong một hoạt động chung nào đó gọi là:
- A. quy tắc.
- B. hành vi.
- C. chuẩn mực.
- D. phong tục
Câu 5: Cá nhân chỉ biết đến lợi ích nhu cầu của mình, bất chấp lợi ích của người khác, của xã hội bị coi là người
- A. thiểu đạo đức.
B. có đạo đức.
- C. biết tự giác
- D. có lòng tự trọng
Câu 6: Trường X tổ chức cho học sinh quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt là việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức trong hoạt động
- A. Xã hội
- B. Kinh doanh
- C. Y tế
- D. Môi trường
Câu 7: Công ty V tổ chức cho nhân viên tham gia hiến máu nhân đạo là việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức trong hoạt động
- A. Xã hội
- B. Văn hóa
- C. Giáo dục
- D. Môi trường
Câu 8: Trong những xã hội có giai cấp, nền đạo đức luôn bị chi phối bởi quan điểm và lợi ích của giai cấp:
- A. Lao động
- B. Bị trị
- C. Thống trị
- D. Tiến bộ trong xã hội
Câu 9: Anh C thường xuyên ngược đãi người mẹ già yếu của mình. Nếu là hàng xóm của anh C, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức?
- A. Lờ đi vì không phải việc của mình
- B. Quay clip và tung lên mạng xã hội
- C. Nói xấu anh C với mọi người
- D. Cùng mọi người khuyên nhủ anh C.
Câu 10: Anh K có quan hệ ngoài hôn nhân với chị V. Điều này là vi phạm các chuẩn mực đạo đức về
- A. Gia đình
- B. Tập thể
- C. Cơ quan
- D. Trường học
Câu 11: Nội dung nào dưới đây nói về vai trò của đạo đức đối với cá nhân?
- A. Là chuẩn mực hành vi cho mỗi cá nhân.
- B. Giúp cá nhân trưởng thành, phát triển.
- C. Là nền tảng trong quan hệ giữa các cá nhân.
- D. Giúp cá nhân có ý thức và năng lực sống thiện.
Câu 12: Các chuẩn mực “Công, dung, ngôn, hạnh” ngày nay có nhiều điểm khác xưa, điều này thể hiện các quy tắc, chuẩn mực đạo đức cũng luôn
- A. Biến đổi cho phù hợp xã hội
- B. Biến đổi theo trào lưu xã hội
- C. Thường xuyên biến đổi
- D. Biến đổi theo nhu cầu của mỗi người
Câu 13: Trong lớp, G thường hay nói xấu thầy cô giáo. Nếu là bạn cùng lớp, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức để giúp bạn?
- A. Nói xấu bạn với cả lớp
- B. Lờ đi vì không liên quan đến mình
- C. Đồng tình với việc làm của G.
- D. Khuyên bạn không nên làm như vậy
Câu 14: Quy tắc, chuẩn mực nào dưới đây biến đổi cùng với sự phát triển của lịch sử xã hội?
- A. Trung với vua.
- B. Đạo hiếu.
- C. Nhân nghĩa.
- D. Tôn sư trọng đạo.
Câu 15: Nội dung nào dưới đây không nói về vai trò của đạo đức đôi với cá nhân?
- A. Sống chỉ biết bản thân mình
- B. Tăng thêm tình yêu đối với Tổ quốc.
- C. Góp phần hoàn thiện nhân cách con người.
- D. Có ý thức và năng lực sống thiện, sống có ích
Câu 16: Do bố mẹ đã già không còn sức lao động để giúp đỡ gia đình. Vợ chồng anh B đã ngược đãi bố, mẹ vì không tự kiếm tiền để nuôi bản thân. Hành vi của vợ chồng anh B không phù hợp với chuẩn mực đạo đức trong
- A. gia đình
- B. tập thể
- C. cơ quan
- D. trường học
Câu 17: Câu nào dưới đây không có ý nói về đạo đức?
- A. Uống nước nhớ nguồn.
- B. Phép vua thua lệ làng.
- C. Nhường cơm sẻ áo
- D. Lá lành đùm lá trách.
Câu 18: Câu nói: “Người có tài mà không có đức là vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó?” là của
- A. Hồ Chí Minh.
- B. Nguyễn Trãi,
- C. KhổngTử.
- D. Nguyễn Du.
Câu 19: Nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, có kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc và:
- A. phát huy tinh thần quốc tế.
- B. giữ gìn được bản sắc riêng.
- C. giữ gìn được phong cách riêng.
- D. phát huy tinh hoa văn hoá của nhân loại.
Câu 20: Trong giờ kiểm tra môn Giáo dục công dân vì A không cho mình xem bài nên B tìm mọi cách tung tin, nói xấu bạn bè trên Facebook. Việc làm này là hành vi trái với
- A. sở thích cá nhân.
- B. giá trị nhân văn
- C. giá trị đạo đức.
- D. lối sống cá nhân.
Câu 21: Khi thấy một ố bạn trong lớp xích mích với nhau. Nêu là bạn cùng lớp, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức?
- A. Báo với cô giáo chủ nhiệm
- B. Nói xấu những bạn đó với cả lớp.
- C. Đồng tình với xích mích của bạn.
- D. Lờ đi vì không liên quan đến mình.
Câu 22: Nhà trường vận động học sinh góp tiền ủng hộ đồng bào lũ lụt. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?
- A. Học sinh không làm ra tiền nên không đóng góp
- B. Đóng góp để mang lại thành tích cho nhà trường
- C. Tùy vào điều kiện của mỗi học sinh để đóng góp
- D. Tùy vào sở thích của mỗi học sinh mà đóng góp ít hay nhiều
Câu 23: Các nền đạo đức xã hội khác nhau luôn bị chi phối bởi quan điểm và lợi ích của
- A. Nhân dân lao động
- B. Giai cấp thống trị
- C. Tầng lớp tri thức
- D. Tầng lớp doanh nhân
Câu 24: Trong các giờ kiểm tra C thường xuyên thấy D có hành vi quay cóp, sử dụng tài liệu trong lúc làm bài. Nêu là C, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức?
- A. Nói xấu D.
- B. Mặc kệ vì mình không liên quan.
- C. Nói chuyện của B cho các bạn khác.
- D. Khuyên nhủ và giúp đỡ D trong học tập.
Câu 25: Anh B và C đi xe máy cùng hướng đang lưu thông trên đường, bỗng dưng xe anh B từ phía sau đâm vào xe anh C bị ngã xuống đường. Trong trường hợp này, anh B cần lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức?
- A. Bỏ chạy coi như không biết.
- B. Cãi nhau với người bị ngã
- C. Quay clip tung lên mạng xã hội
- D. Xin lỗi, giúp đỡ và đền bù thiệt hại cho họ.
Câu 26: Trong giờ tự quản lớp 10B1, bạn A và B đánh nhau do mâu thuẫn cá nhân. Nếu là bạn cùng lớp, em sẽ hành động như thế nào cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức?
- A. Cổ vũ hai bạn đánh nhau.
- B. Quay phim tung tin lên Facebook.
- C. Vào can hai bạn để tránh cho hai bạn bị thương.
- D. Làm ngơ vì đó là chuyện bình thường của học sinh.
Câu 27: Là học sinh, nhưng bạn M không bao giờ tham gia các hoạt động của trường, lớp. Nếu là bạn của M, em sẽ khuyên M như thế nào?
- A. Nói xấu M với các bạn lớp khác.
- B. Lờ đi vì không liên quan đến mình.
- C. Rủ nhiều người đến bắt M phải tham gia.
- D. Động viên, tuyên truyền M tham gia các hoạt động của trường, lớp.
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 10: Quan niệm về đạo đức (P2) Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 10: Quan niệm về đạo đức (P1)
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm GDCD 10 học kì II (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử là mục tiêu phát triển của xã hội (P3)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng (P2)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 10: Quan niệm về đạo đức (P3)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 12: Công dân với tình yêu hôn nhân và gia đình (P1)
- Trắc nghiệm GDCD 10 học kì I (P3)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 13: Công dân với cộng đồng (P2)
- Trắc nghiệm GDCD 10 học kì II (P2)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức (P2)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 4: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng (P2)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 15: Công dân với các vấn đề cấp thiết của nhân loại (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 13: Công dân với cộng đồng (P3)