Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng (P1)
Dưới đây là câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng (P1). Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức bài học trong chương trình GDCD lớp 10. Với mỗi câu hỏi, các em hãy chọn đáp án của mình. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết các đáp án. Hãy bắt đầu nào.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Khái niệm dùng để chỉ việc xóa bỏ sự tồn tại của sự vật, hiện tượng gọi là phủ định
- A. biện chứng
- B. siêu hình
- C. khách quan
- D. chủ quan.
Câu 2: Nội dung nào dưới đây là đặc trưng của phủ định siêu hình?
- A. Sự phủ định diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài.
- B. Sự phủ định diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật
- C. Sự phủ định diễn ra do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên
- D. Sự phủ định diễn ra do ảnh hưởng của hoàn cảnh sống.
Câu 3: Sự phủ định diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật, hiện tượng là phủ định
- A. Tự nhiên
- B. Siêu hình
- C. Biện chứng
- D. Xã hội
Câu 4: Khắng định nào dưới đây là đúng khi nói về phủ định biện chứng?
- A. Bão làm đổ cây.
- B. Chiên trứng gà để ăn.
- C. Cây lúa trổ bông.
- D. Đổ hoá chất xuống hồ làm cá chết.
Câu 5: Câu nào dưới đây là phủ định siêu hình?
- A. Vắt chanh bỏ vỏ.
- B. Cây có cội, nước có nguồn.
- C. Kiến tha lâu cũng đây tổ.
- D. Có thực mới vực được đạo.
Câu 6: Khẳng định nào dưới đây không đúng về phủ định biện chứng?
- A. Phủ định biện chứng kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật, hiện tượng cũ
- B. Phủ định biện chứng diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng
- C. Phủ định biện chứng đảm bảo cho các sự vật, hiện tượng phát triển liên tục
- D. Phủ định biện chứng không tạo ra và không liên quan đến sự vật mới
Câu 7: Khẳng định nào dưới đây là đúng khi nói về phủ định biện chứng?
- A. Bão làm đổ cây
- B. Đổ hóa chất xuống hồ làm cá chết
- C. Cây lúa trổ bông
- D. Sen tàn mùa hạ
Câu 8: Vòng đời phát triển của con Tằm từ trứng — tằm —› nhộng — ngài — trứng là biểu hiện của
- A. Phủ định biện chứng.
- B. Phủ định siêu hình.
- C. Phủ định quá khứ.
- D. Phủ định hiện tại.
Câu 9: Theo quy luật phủ định của phủ định, con đường phát triển của sự vật diễn ra như thế nào?
- A. Đường xoáy ốc đi lên.
- B. Đường thăng đi lên.
- C. Đường tròn khép kín.
- D. Đường Parabol.
Câu 10: Biểu hiện nào dưới đây không phải là phủ định siêu hình?
- A. Người nông dân xay hạt lúa thành gạo ăn
- B. Gió bão làm cây đổ
- C. Người tối cổ tiến hóa thành người tinh khôn.
- D. Con người đốt rừng
Câu 11: Câu nào dưới đây là biểu hiện của sự phủ định siêu hình?
- A. Nước chảy đá mòn.
- B. Dốt đến đâu học lâu cũng biết
- C. Con hơn cha là nhà có phúc
- D. Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh
Câu 12: Câu nào dưới đây nói về phủ định biện chứng?
- A. Đánh bùn sang ao.
- B. Vắt chanh bỏ vỏ.
- C. Có mới nới cũ.
- D. Con nhà tông chẳng giống lông cũng giống cánh
Câu 13: Tục ngữ nào dưới đây là phủ định siêu hình?
- A. ở bầu thì tròn, ở ống thì dài
- B. cây có cội, nước có nguồn
- C. kiến tha lâu cũng đầy tổ
- D. có thực mới vực được đạo
Câu 14: Phủ định biện chứng là sự phủ định diễn ra do
- A. Sự tác động của ngoại cảnh
- B. Sự phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng
- C. Sự tác động của con người
- D. Sự tác động thường xuyên của sự vật, hiện tượng
Câu 15: Sự phủ định diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật và hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật và hiện tượng là phủ định
- A. Biện chứng
- B. Siêu hình
- C. Khách quan
- D. Chủ quan
Câu 16: Phủ định siêu hình là sự phủ định được diễn ra do
- A. Sự phát triển của sự vật, hiện tượng
- B. Sự tác động từ bên ngoài
- C. Sự tác động từ bên trong
- D. Sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng
Câu 17: Nội dung nào đưới đây không phải là biểu hiện của sự phủ định biện chứng?
- A. Là sự phủ định có tính khách quan.
- B. Cái mới ra đời phủ định hoàn toàn cái cũ.
- C. Nguyên nhân của sự phủ định nằm bên trong sự vật, hiện tượng.
- D. Cái mới ra đời có sự kế thừa những yếu tô tiến bộ, tích cực của cái cũ.
Câu 18: Câu tục ngữ nào dưới đây là đúng khi nói về phủ định siêu hình?
- A. Tre già măng mọc
- B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
- C. Con hơn cha là nhà có phúc
- D. Có mới nới cũ
Câu 19: Câu nào dưới đây không phải là phủ định biện chứng?
- A. Tre già măng mọc.
- B. Uống nước nhớ nguồn.
- C. Có mới nới cũ.
- D. Sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông,
Câu 20: Khẳng định nào dưới đây đúng về phủ định siêu hình?
- A. Phủ định siêu hình kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật cũ.
- B. Phủ định siêu hình thúc đẩy sự vật, hiện tượng phát triển.
- C. Phủ định siêu hình xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật.
- D. Phủ định siêu hình là kết quả của quá trình giải quyết mâu thuẫn.
Câu 21: Nhận định nào đưới đây là đúng về phủ định của phủ định ?
- A. Cái mới ra đời phủ định toàn bộ cái cũ
- B. Cái mới ra đời thay thế không kế thừa cái cũ
- C. Cái mới là cái tiến bộ và không thể thay thế
- D. Cái mới ra đời có kế thừa và thay thế cái cũ.
Câu 22: Khẳng định nào dưới đây không đúng khi nói về phủ định biện chứng?
- A. Cái mới ra đời từ trong lòng cái cũ.
- B. Cái mới ra đời kế thừa yếu tổ tích cực cái cũ.
- C. Sự phủ định nằm trong bản thân sự vật hiện tượng.
- D. Con người sử dụng hóa chất độc hại tiêu diệt sinh vật.
=> Kiến thức Bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng (P2)
Xem thêm bài viết khác
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử là mục tiêu phát triển của xã hội (P3)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học (P2)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 4: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng (P2)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng (P3)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc (P3)
- Trắc nghiệm GDCD 10 học kì II (P5)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 15: Công dân với các vấn đề cấp thiết của nhân loại (P2)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức (P3)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử là mục tiêu phát triển của xã hội (P1)
- Trắc nghiệm GDCD 10 học kì I (P5)