Trắc nghiệm GDCD 10 học kì I (P1)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 học kì I (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của Triết học Mác – Lênin là:
- A. Những vấn đề chung nhất, phổ biến nhất của thế giới.
- B. Những vấn đề quan trọng của thế giới đương đại.
- C. Những vấn đề cần thiết của xã hội.
- D. Những vấn đề khoa học xã hội
Câu 2: Định nghĩa nào dưới đây là đúng về Triết học?
- A. Triết học là khoa học nghiên cứu về thế giới, về vị trí của con người trong thế giới.
- B. Triết học là khoa học nghiên cứu về vị trí của con người trong thế giới.
- C. Triết học là hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó.
- D. Triết học là hệ thống các quan điểm chung nhất về tự nhiên, xã hội và tư duy.
Câu 3: Sự phát triển của loài người là đối tượng nghiên cứu của:
- A. Môn Xã hội học.
- B. Môn Lịch sử.
- C. Môn Chính trị học.
- D. Môn Sinh học.
Câu 4: Sự phát triển và sinh trưởng của các loài sinh vật trong thế giới tự nhiên là đối tượng nghiên cứu của bộ môn khoa học nào dưới đây?
- A. Toán học.
- B. Sinh học.
- C. Hóa học.
- D. Xã hội học.
Câu 5: Nội dung nào dưới đây là cơ sở để phân chia thế giới quan duy vật và duy tâm?
- A. Cách trả lời mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của Triết học.
- B. Cách trả lời thứ hai vấn đề cơ bản của Triết học.
- C. Cách giải quyết vấn đề cơ bản của triết học.
- D. Mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của Triết học.
Câu 6: Vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Giới tự nhiên tồn tại khách quan, không ai sáng tạo ra là quan điểm của
- A. Thế giới quan duy tâm.
- B. Thế giới quan duy vật.
- C. Thuyết bất khả tri.
- D. Thuyết nhị nguyên luận.
Câu 7: Thế giới quan duy tâm có quan điểm thế nào dưới đây về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức?
- A. Vật chất là cái có trước và quyết định ý thức.
- B. Ý thức là cái có trước và sản sinh ra giới tự nhiên.
- C. Vật chất và ý thức cùng xuất hiện.
- D. Chỉ tồn tại ý thức.
Câu 8: Vận động là mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật, hiện tượng trong
- A. Giới tự nhiên và tư duy.
- B. Giới tự nhiên và đời sống xã hội
- C. Thế giới khách quan và xã hội.
- D. Đời sống xã hội và tư duy.
Câu 9: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý kiến nào dưới đây là đúng?
- A. Mọi sự biến đổi của sự vật hiện tượng là khách quan.
- B. Mọi sự biến đổi đều là tạm thời.
- C. Mọi sự biến đổi của sự vật, hiện tượng xuất phát từ ý thức của con người.
- D. Mọi sự vật, hiện tượng không biến đổi.
Câu 10: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phát triển theo chiều hướng vận động nào dưới đây?
- A. Ngắt quãng.
- B. Thụt lùi.
- C. Tuần hoàn.
- D. Tiến lên.
Câu 11: Hình thức vận động nào dưới đây là cao nhất và phức tạp nhất?
- A. Vận động cơ học.
- B. Vận động vật lí
- C. Vận động hóa học
- D. Vận động xã hội.
Câu 12: Bằng vận động và thông qua vận động, sự vật hiện tượng đã thể hiện đặc tính nào dưới đây?
- A. Phong phú và đa dạng.
- B. Khái quát và cơ bản.
- C. Vận động và phát triển không ngừng
- D. Phổ biến và đa dạng.
Câu 13: Ý kiến nào dưới đây về vận động là không đúng?
- A. Vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của sự vật, hiện tượng.
- B. Vận động là mọi sự biến đổ nói chung của các sự vật hiện tượng trong tự nhiên và đời sống xã hội.
- C. Triết học Mác – Lênin khái quát có năm hình thức vận động cơ bản trong thế giới vật chất.
- D. Trong thế giới vật chất có những sự vật, hiện tượng không vận động và phát triển.
Câu 14: Nội dung nào dưới đây thể hiện hình thức vận động cơ học?
- A. Sự di chuyển các vật thể trong không gian.
- B. Sự tiến bộ của những học sinh cá biệt.
- C. Quá trình bốc hơi của nước.
- D. Sự biến đổi của nền kinh tế.
Câu 15: Câu nào dưới đây nói về sự phát triển?
- A. Rút dây động rừng
- B. Nước chảy đá mòn.
- C. Tre già măng mọc
- D. Có chí thì nên.
Câu 20: Sự phát triển trong xã hội được biểu hiện ntn?
- A. Sự thay thế chế độ xã hội này bằng một chế độ xã hội khác tiến bộ hơn.
- B. Sự tác động qua lại giữa các kết cấu vật chất ở mọi nơi trên thế giới.
- C. Sự xuất hiện các hạt cơ bản.
- D. Sự xuất hiện các giống loài mới.
Câu 21: Khi xem xét các sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất, chúng ta phải lưu ý những điều gì dưới đây?
- A. Xem xét sự vật hiện tượng trong trạng thái bất biến.
- B. Xem xét sự vật hiện tượng trong trạng thái vận động, biến đổi không ngừng.
- C. Xem xét sự vật hiện tượng trong hoàn cảnh cụ thể của nó để tránh nhầm lẫn.
- D. Xem xét sự vật hiện tượng trong hình thức vận động cao nhất của nó.
Câu 22:. Theo quan điểm của Triết học duy vật biện chứng thì quan điểm nào dưới đây là đúng?
- A. Mọi sự vận động đều là phát triển.
- B. Vận động và phát triển không có mối quan hệ với nhau.
- C. Không phải bất kì sự vận động nào cũng là phát triển.
- D. Không phải sự phát triển nào cũng là vận động.
Câu 23: Khẳng định giới tự nhiên đã phát triển từ chưa có sự sống đến có sự sống, là phát triển thuộc lĩnh vực nào dưới đây?
- A. Tự nhiên
- B. Xã hội
- C. Tư duy
- D. Đời sống.
Câu 24: Trong một chỉnh thể, hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau, Triết học gọi đó là
- A. Mâu thuẫn
- B. Xung đột
- C. Phát triển
- D. Vận động.
Câu 25: Mặt đối lập của mâu thuẫn là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, chúng phát triển theo những chiều hướng
- A. Khác nhau
- B. Trái ngược nhau
- C. Xung đột nhau
- D. Ngược chiều nhau
Câu 26: Để trở thành mặt đối lập của mâu thuẫn, các mặt đối lập phải
- A. Liên tục đấu tranh với nhau
- B. Thống nhất biện chứng với nhau
- C. Vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau
- D. Vừa liên hệ với nhau, vừa đấu tranh với nhau
Câu 27: Hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau, Triết học gọi đó là
- A. Sự khác nhau giữa các mặt đối lập
- B. Sự phân biệt giữa các mặt đối lập
- C. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập
- D. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
Câu 28: Hai mặt đối lập vận động và phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau, nên chúng luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau, Triết học gọi đó là
- A. Sự đấu trah giữa các mặt đối lập.
- B. Sự tồn tại giữa các mặt đối lập
- C. Sự phủ định giữa các mặt đối lập
- D. Sự phát triển giữa các mặt đối lập
Câu 29: Theo quan điểm Triết học, mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng
- A. Sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập
- B. Sự phủ định giữa các mặt đối lập
- C. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập
- D. Sự điều hòa giữa các mặt đối lập
Câu 30: Sự thống nhất giữa các mặt đối lập được hiểu là, hai mặt đối lập
- A. Cùng bổ sung cho nhau phát triển
- B. Thống nhất biện chứng với nhau
- C. Liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề để cho nhau tồn tại
- D. Gắn bó mật thiết với nhau, chuyển hóa lẫn nhau
Câu 31: Theo quan điểm Triết học, mâu thuẫn là
- A. Một tập hợp
- B. Một thể thống nhất
- C. Một chỉnh thể
- D. Một cấu trúc
Câu 32: Nội dung nào dưới đây không đúng về mâu thuẫn trong Triết học?
- A. Bất kì mặt đối lập nào cũng tạo thành mâu thuẫn
- B. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
- C. các mặt đối lập của mâu thuẫn vừa thống với nhau, vừa đấu tranh với nhau.
- D. Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó có hai mặt đối lập
Câu 33: Biểu hiện nào dưới đây là mâu thuẫn theo quan điểm Triết học?
- A. Giai cấp nông dân đấu tranh chống lại địa chủ trong xã hội phong kiến
- B. Nam và Lan hiểu lầm nhau dẫn đến to tiếng
- C. Mĩ thực hiện chính sách cấm vận I-ran
- D. Hai gia đình hàng xóm tranh chấp đất đai
Câu 35: Kết quả của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là
- A. Sự vật hiện tượng được giữ nguyên trạng thái cũ.
- B. Sự vật, hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật, hiện tượng mới.
- C. Sự vật, hiện tượng bị biến đổi theo chiều hướng tích cực
- D. Sự vật, hiện tượng bị tiêu vong.
Câu 36: Điều kiện để hình thành một mẫu thuẫn theo quan điểm Triết học là
- A. Có hai mặt đối lập ràng buộc, tác động lẫn nhau.
- B. Có hai mặt đối lập liên hệ chặt chẽ với nhau
- C. Có những mặt đối lập xung đột với nhau.
- D. Có nhiều mặt đối lập trong một sự vật.
Câu 37: Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng được gọi là
- A. Độ
- B. Lượng
- C. Bước nhảy
- D. Điểm nút.
Câu 38: Trong Triết học, điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó
- A. Các sự vật thay đổi
- B. Sự vật và hiện tượng thay đổi về chất
- C. Lượng mới ra đời
- D. Sự vật mới hình thành, phát triển.
Câu 39: Khi sự biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì
- A. Sự vật thay đổi
- B. Lượng mới hình thành
- C. Chất mới ra đời
- D. Sự vật phát triển
Câu 40: Điều kiện để chất mới ra đời là gì?
- A. Tăng lượng liên tục
- B. Lượng biến đổi trong giới hạn cho phép
- C. Lượng biến đổi đạt tới điểm nút
- D. Lượng biến đổi nhanh chóng
Xem thêm bài viết khác
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 15: Công dân với các vấn đề cấp thiết của nhân loại (P2)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 15: Công dân với các vấn đề cấp thiết của nhân loại (P3)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 12: Công dân với tình yêu hôn nhân và gia đình (P2)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc (P2)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức (P2)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng (P3)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học (P3)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng (P2)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất (P3)
- Trắc nghiệm GDCD 10 học kì II (P5)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức (P3)