Trắc nghiệm GDCD 10 học kì II (P3)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 học kì II (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Một trong những đặc điểm cơ bản của phủ định biện chứng là
- A. Tính kế thừa
- B. Tính tuần hoàn
- C. Tính thụt lùi
- D. Tính tiến lên
Câu 2: Phủ định biện chứng có những đặc điểm nào dưới đây?
- A. Tính khách quan và tính kế thừa
- B. Tính truyền thống và tính hiện đại
- C. Tính dân tộc và tính kế thừa
- D. Tính khách quan và tính thời đại
Câu 3: Khẳng định nào dưới đây là đúng khi nói về phủ định biện chứng
- A. Có trăng quên đèn
- B. Có mới nới cũ
- C. Mèo nhỏ bắt chuột nhỏ
- D. Rút dây động rừng
Câu 4: Nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật hiện tượng. Điều này thể hiện đặc điểm nào dưới đây của phủ định biện chứng?
- A. Tính khách quan
- B. Tính truyền thống
- C. Tính kế thừa
- D. Tính hiện đại
Câu 5: Cái mới không ra đời từ hư vô mà ra đời từ trong long cái cũ. Điều này thể hiện đặc điểm nào dưới đây của phủ định biện chứng?
- A. Tính truyền thống
- B. Tính thời đại
- C. Tính khách quan
- D. Tính kế thừa
Câu 6: Phủ định của phủ định được hiểu là sự phủ định
- A. Lần thứ nhất
- B. Lần hai, có kế thừa
- C. Từ bên ngoài
- D. Theo hình tròn
Câu 7: Biểu hiện nào dưới đây không phải là phủ định biện chứng?
- A. Xã hội tư bản chủ nghĩa thay thế xã hội phong kiến
- B. Các giống loài mới thay thế giống loài cũ
- C. Con người dùng hóa chất tiêu diệt sinh vật
- D. Học sinh đổi mới phương thức học tập
Câu 8: Câu tục ngữ nào dưới đây không phải là phủ định biện chứng?
- A. Sông lở cát bồi
- B. Uống nước nhớ nguồn
- C. Tức nước vỡ bờ
- D. Ăn cháo đá bát
Câu 9: Khẳng định nào dưới đây phù hợp với quan điểm phủ định biện chứng?
- A. Tự phê bình là đánh giá ưu điểm và khuyết điểm của bản thân, nhằm phát huy cái tốt khắc phục cái xấu.
- B. Phê bình là đánh giá khuyết điểm của bản thân, nhằm khắc phục cái xấu
- C. Phê bình là chỉ ra khuyết điểm của người khác để họ sữa chữa cho tốt
- D. Tự phê bình là đánh giá ưu điểm và khuyết điểm, nhằm phát huy điểm mạnh của bản thân
Câu 10: Câu nào dưới đây thể hiện đặc điểm kế thừa của phủ định biện chứng?
- A. Người có lúc vinh, lúc nhục.
- B. Giấy rách phải giữ lấy lề
- C. Một tiền gà, ba tiền thóc
- D. Ăn cây nào, rào cây nấy
Câu 11: Trường hợp nào dưới đây là phủ định biện chứng?
- A. Đầu tư tiền sinh lãi
- B. Lai giống lúa mới
- C. Gạo đem ra nấu cơm
- D. Sen tàn mùa hạ
Câu 12: Ví dụ nào dưới đây là biểu hiện của phủ định siêu hình?
- A. Xóa bỏ hoàn toàn nền văn hóa phong kiến
- B. Xây dựng nên văn hóa tiên tiến
- C. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
- D. Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc
Câu 13: Quá trình phát triển từ trứng → tằm → nhộng →bướm → trứng là biểu hiện của
- A. Phủ định biện chứng
- B. Phủ định siêu hình
- C. Phủ định quá khứ
- D. Phủ định hiện tại
Câu 14: Câu nào dưới đây là phủ định biện chứng?
- A. Hết ngày đến đêm
- B. Hết mưa là nắng
- C. Hết hạ sang đông
- D. Hết bĩ cực đến hồi thái lai
Câu 15: Phương pháp học tập nào dưới đây không phù hợp với yêu cầu của phủ định biện chứng?
- A. Học vẹt
- B. Lập kế hoạch học tập
- C. Ghi thành dàn bài
- D. Sơ đồ hóa bài học
Câu 16: Khuynh hướng phát triển tất yếu của sự vật, hiện tượng là quá trình
- A. Phủ định quá khứ
- B. Phủ định của phủ định
- C. Phủ định cái cũ
- D. Phủ định cái mới
Câu 17: Theo Triết học Mác – Lênin cái mới phủ định cái cũ, nhưng rồi nó lại bị cái mới hơn phủ định. Đó là sự
- A. Phủ định sạch trơn
- B. Phủ định của phủ định
- C. Ra đời của các sự vật
- D. Thay thế các sự vật, hiện tượng.
Câu 18: Trong quá trình vận động và phát triển vô tận của các sự vật hiện tượng, cái mới xuất hiện phủ định cái cũ, nhưng rồi nó lại bị cái mới hơn phủ định. Điều này chỉ ra
- A. Nguồn gốc phát triển của sự vật, hiện tượng
- B. Cách thức phát triển của sự vật, hiện tượng
- C. Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng
- D. Quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng
Câu 19: Cái mới ra đời phải trải qua quá trình đấu tranh giữa
- A. Cái mới và cái cũ
- B. Cái hoàn thiện và cái chưa hoàn thiện
- C. Cái trước và sau
- D. Cái hiện đại và truyền thống
Câu 20: Sự vận động đi lên, cái mới ra đời thay thế cái cũ nhưng ở trình độ cao hơn, hoàn thiện hơn, đó là
- A. Cách thức phát triển của sự vật và hiện tượng
- B. Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng
- C. Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng
- D. Hình thức phát triển của sự vật và hiện tượng
Câu 21: Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng là
- A. Cái mới ra đời thay thế cái cũ
- B. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập
- C. Quá trình lượng đổi dãn đễn chất đổi
- D. Xóa bỏ sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
Câu 22: Theo quan điểm duy vật biện chứng, cái mới ra đời
- A. Dễ dàng
- B. Không đơn giản, dễ dàng
- C. Không quanh co, phức tạp
- D. Vô cùng nhanh chóng
Câu 23: Câu nào dưới đây nói về khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng
- A. Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã.
- B. Con vua thì lại làm vua
- C. Tre già măng mọc
- D. Đánh bùn sang ao
Câu 24: Câu nào dưới đây không nói về khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng?
- A. Trời nắng tốt dưa, trời mưa tốt lúa
- B. Tre già măng mọc
- C. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài
- D. Nước chảy đá mòn
Câu 25: Theo quan điểm Triết học, quan điểm nào dưới đây không cản trở sự phát triển của xã hội?
- A. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ
- B. Môn đăng hộ đối
- C. Trời sinh voi, trời sinh cỏ
- D. Trọng nam, khinh nữ.
Câu 26: Khẳng định nào dưới đây là đúng khi nói về khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng?
- A. Cái mới sẽ bị cái mới hơn phủ định
- B. Cái mới sẽ không bao giờ bị xóa bỏ
- C. Cái mới không tồn tại được lâu
- D. Cái mới không ra đời từ trong lòng cái cũ.
Câu 27: Câu nào dưới đây không đúng ki nói về triển vọng của cái mới?
- A. Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời
- B. Song có khúc người có lúc
- C. Ăn chắc, mặc bền
- D. Sai một li đi một dặm
Câu 28: Xã hội loài người từ khi xuất hiện đến nay đã tuần tự phát triển từ thấp đến cao tuân theo quy luật
- A. Phát triển
- B. Vận động
- C. Nhận thức
- D. Khách quan
Câu 29: Sự vật, hiện tượng sẽ không có sự phát triển nếu
- A. Cái cũ không mất đi
- B. Cái tiến bộ không xuất hiện.
- C. Cái cũ không bị đào thải
- D. Cái tiến bộ không được đồng hóa
Câu 30: Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói về sự phát triển
- A. Máy bay cất cánh
- B. Nước bay hơi
- C. Muối tan trong nước
- D. Cây ra hoa kết quả.
Câu 31: Bị bạn bè rủ rê, Minh thường hay ăn chơi lêu lổng, dẫn đến sao nhãng việc học hành. Được gia đình bạn bè khuyên nhủ, minh đã quyết tâm phấn đấu rèn luyện và trở thành một học sinh giỏi. Việc làm của Minh là biểu hiện phẩm chất nào dưới đây của học sinh?
- A. Tự nguyện, tự giác.
- B. Tự phê bình và phê bình.
- C. Tự hoàn thiện bản thân.
- D. Tự thay đổi tính cách.
Câu 32: Hoàng và Thanh trao đổi với nhau về chủ đề tự hoàn thiện bản thân. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây của Hoàng và Thanh ?
- A. Tự hoàn thiện bản thân là việc làm không cần thiết.
- B. Chỉ có người nào yếu kém mới cần phải tự hoàn thiện bản thân.
- C. Tự hoàn thiện bản thân là yêu cầu cần thiết đối với mỗi người.
- D. Trẻ em không cần phải tự hoàn thiện bản thân.
Câu 33: Tự nhận thức đúng những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân đối chiếu với các chuẩn mực đạo đức xã hội là việc làm cần thiết để
- A. Sống có đạo đức.
- B. Tự hoàn thiện bản thân.
- C. Sống hòa nhập.
- D. Tự nhận thức đúng về mình.
Câu 34: Người không biết tự hoàn thiện bản thân sẽ
- A. Không hoàn thành nhiệm vụ.
- B. Trở nên lạc hậu.
- C. Làm việc kém hiệu quả.
- D. Bị mọi người xa lánh.
Câu 35: Ai cũng cần tự hoàn thiện mình để phát triển và đáp ứng được
- A. Những đòi hỏi của xã hội.
- B. Những mong muốn của bản thân.
- C. Những nhu cầu của cuộc sống.
- D. Niềm tin của mọi người.
Câu 36: Để tự hoàn thiện bản thân, mỗi người cần phải
- A. Quyết tâm thực hiện kế hoạch rèn luyện mình.
- B. Trông cậy vào sự giúp đỡ của người khác.
- C. Để mặc cho công việc sẽ hoàn thiện mình.
- D. Không cần làm gì cả.
Câu 37: Câu nào dưới đây nói về tự hoàn thiện bản thân?
- A. Học một hiểu mười.
- B. Có chí thì nên.
- C. Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
- D. Năng nhặt chặt bị.
Câu 38: Tự nhận thức đúng về bản thân không phải là điều dễ dàng, mà cần phải qua
- A. Rèn luyện.
- B. Học tập.
- C. Thực hành.
- D. Lao động.
Câu 39: Tham gia phòng chống dịch bệnh hiểm nghèo không chỉ là nghĩa vụ mà còn là lương tâm, trách nhiệm đạo đức của:
- A. Học sinh, sinh viên.
- B. Mọi quốc gia.
- C. Tất cả mọi người.
- D. Nhà nước.
Câu 40: Khái niệm môi trường được hiểu là:
- A. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống của con người.
- B. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và nhân tạo bao quanh con người.
- C. Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất, tinh thần có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.
- D. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và nhân tạo bao quanh con người có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.
Xem thêm bài viết khác
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc (P2)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng (P3)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 13: Công dân với cộng đồng (P2)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học (P2)
- Trắc nghiệm GDCD 10 học kì I (P3)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 10: Quan niệm về đạo đức (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 12: Công dân với tình yêu hôn nhân và gia đình (P1)
- Trắc nghiệm GDCD 10 học kì I (P5)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 12: Công dân với tình yêu hôn nhân và gia đình (P2)
- Trắc nghiệm GDCD 10 học kì II (P5)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử là mục tiêu phát triển của xã hội (P1)