Trắc nghiệm lịch sử 11 học kì I (P3)

9 lượt xem

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 11 học kì I (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nét nổi bật của tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh hế giới thứ nhất là

  • A. Trở thành chủ nợ của các nước tư bản châu Âu.
  • B. Là nước bại trận và bị thiệt hại nặng nề về kinh tế.
  • C. Cùng với Mĩ trở thành trung tâm công nghiệp của thế giới.
  • D. Là nước thứ hai (sau Mĩ) thu nhiều nguồn lợi sau Chiến tranh thế giới thứ nhất để phát triển kinh tế.

Câu 2: Từ đầu thế kỉ XVII, các nước tư bản phương Tây nào tranh nhau xâm lược Ấn Độ?

  • A. Pháp, Tây Ban Nha
  • B. Anh, Bồ Đào Nha
  • C. Anh, Hà Lan
  • D. Anh, Pháp

Câu 3: Sự kiện nổi bật nào diễn ra ở Campuchia năm 1863?

  • A. Thực dân Pháp buộc Campuchia phải chấp nhận quyền bảo hộ của chúng.
  • B. Chính phue Campuchia kí hiệp ước thừa nhận trở thành thuộc địa của Pháp.
  • C. Cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Sivôtha bùng nổ mạnh mẽ, lan rộng khắp cả nước.
  • D. Cuộc khởi nghĩa của Acha Xoa phát triển mạnh mẽ ở vùng biên giới giáp Việt Nam.

Câu 4: Cuộc cách mạng tư sản nào được coi là “Đại cách mạng”?

  • A. Cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII
  • B. Cách mạng Mĩ cuối thế kỉ XVII
  • C. Cách mạng Nga 1905- 1907
  • D. Cách mạng Đức, Italia cuối thế kỉ XIX

Câu 5: Việc phân chia thuộc địa giữa các nước đế quốc ở châu Phi căn bản hoàn thành vào thời gian nào?

  • A. Đầu thế kỉ XIX
  • B. Giữa thế kỉ XIX
  • C. Cuối thế kỉ XIX
  • D. Đầu thế kỉ XX

Câu 6: Thái độ của hơn 100 dân tộc Nga khi Nga hoàng tham gia cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất ra sao?

  • A. Ủng hộ Nga hoàng để mở rộng lãnh thổ
  • B. Phản đối chiến tranh, đòi lật đổ chế độ Nga hoàng
  • C. Yêu cầu Nga hoàng phải tiến hành một cuộc cải cách
  • D. Biểu tình đòi Nga hoàng phải nhường ngôi cho người khác

Câu 7: Người đứng đầu chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản được gọi là

  • A. Thiên hoàng
  • B. Sôgun (Tướng quân)
  • C. Nữ hoàng
  • D. Vua

Câu 8: Các thế lực phản động, hiếu chiến tập trung trong tổ chức nào ở nước Đức?

  • A. Đảng Dân chủ
  • B. Đảng Quốc xã
  • C. Đảng Xã hội dân chủ
  • D. Đảng Đoàn kết dân tộc

Câu 9: Những nước nào tham gia phe hiệp ước?

  • A. Anh, Pháp, Nga
  • B. Anh, Pháp, Đức
  • C. Mĩ, Đức, Nga
  • D. Anh, Pháp, Mĩ

Câu 10: Trong thương nghiệp và tiền tệ, Chính sách kinh tế mới không đề cập đến vấn đề nào?

  • A. Cho phép mở lại các chợ.
  • B. Đánh thuế lưu thông hàng hóa.
  • C. Cho phép tư nhân được tự do buôn bán, trao đổi.
  • D. Khôi phục, đẩy mạnh mối quan hệ trao đổi giữa thành thị và nông thôn.

Câu 11: Phong trào đấu tranh chống thực dân, phong kiến của nhân dân Trung Quốc bắt đầu từ

  • A. Đầu thế kỉ XIX
  • B. Giữa thế kỉ XIX
  • C. Cuối thế kỉ XIX
  • D. Đầu thế kỉ XX

Câu 12: Văn học, nghệ huật, tư tưởng vào buổi đầu thời cận đại có vai trò quan trọng trong việc

  • A. Khẳng định những giá trị truyền thống.
  • B. Tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến và hình thành quan điểm, tư ưởng của giai cấp tư sản.
  • C. Làm cầu nối để mở rộng giao lưu văn hóa.
  • D. Định hướng cho sự phát triển của các quốc gia.

Câu 13: Nội dung chủ yếu của các hội nghị hòa bình được tổ chức sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

  • A. Để kí hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi cho các nước thắng trận
  • B. Để kí hòa ước và bảo vệ quyền lợi cho nhân dân các nước tư bản.
  • C. Để kí hòa ước và bảo vệ quyền lợi cho nhân dân các nước thuộc địa.
  • D. Để kí hòa ước và bảo vệ quyền lợi cho nhân dân các nước chịu ảnh hưởng của chiến tranh.

Câu 14: Điểm giống nhau cơ bản trong chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ và của thực dân Pháp ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX là

  • A. Đều thực hiện chính sách giáo dục bắt buộc phục vụ công cuộc khai thác.
  • B. Đều thực hiện chế độ cai trị trực trị, cai trị trực tiếp, chia để trị.
  • C. Đầu tư phát triển công nghiệp ở thuộc địa.
  • D. Thực hiện chế độ cai trị gián trị, cai trị gián tiếp thông qua bộ máy chính quyền tay sai.

Câu 15: Khủng hoảng kinh tế ở Mĩ diễn ra trầm trọng nhất vào năm nào?

  • A. Năm 1930
  • B. Năm 1931
  • C. Năm 1933
  • D. Năm 1932

Câu 16: Năm 1864, nghĩa quân của Acha Xoa đã chiếm được vùng đất nào ở Campuchia?

  • A. Uđông
  • B. Paman
  • C. Campốt
  • D. Phnôm Pênh

Câu 17: Sự kiện mở đầu cho Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở nước Nga là

  • A. Cuộc biểu tình của 9 vạn nữ nông dân Pêtơrôgrát
  • B. Cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân Pêtơrôgrát
  • C. Cuộc biểu tình của 9 vạn nam, nữ công nhân Pêtơrôgrát
  • D. Cuộc biểu tình của 9 vạn nam, nữ nông dân Pêtơrôgrát

Câu 18: Ý nào sau dây không phải là chính sách cải cách về kinh tế trong cuộc Duy tân Minh Trị

  • A. Thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường.
  • B. Xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông liên lạc.
  • C. Nhà nước nắm giữ một số công ti độc quyền trọng yếu.
  • D. Kêu gọi nước ngoài đầu tư vào Nhật Bản.

Câu 19: Ngành kinh tế được phục hồi và phát triển nhanh nhất ở Đức những năm 30 của thế kỉ XX là

  • A. Công nghiệp dệt
  • B. Công nghiệp cơ khí, chế tạo
  • C. Công nghiệp khai khoáng
  • D. Công nghiệp quân sự

Câu 20: Chính sách ngoại giao mềm dẻo của Xiêm được thể hiện ở việc

  • A. Vừa lợi dụng Anh - Pháp vừa tiến hành cải cách để tạo nguồn lực cho đất nước.
  • B. Vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” giữa hai thế lực Anh – Pháp vừa cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc để giữ gìn chủ quyền.
  • C. Vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” vừa chấp nhận kí kết hiệp ước bất bỉnh đằng với các đế quốc Anh, Pháp.
  • D. Vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” vừa phát huy nguồn lực của đấ nước để phát triển.

Câu 21: Sau khi giành được độc lập, vấn đề quan trọng nhất mà nhân dân Mĩ Latinh phải tiếp tục đối mặ là

  • A. Tình trạng nghèo đói
  • B. Kinh tế, xã hội lạc hậu
  • C. Các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo
  • D. Chính sách bành trướng của Mĩ

Câu 22: Nhiều kế hoạch dài hạn 5 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội được tiến hành trong giai đoạn 1928 – 1941 ở Liên Xô là do

  • A. Đòi hỏi của công cuộc công nghiệp hóa
  • B. Ý muốn của những người lãnh đạo đất nước
  • C. Yêu cầu cải thiện đời sống của các tầng lớp nhân dân
  • D. Muốn nhanh chóng trở thành quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất thế giới

Câu 23: Tháng 7 – 1905, chính quyền thực dân Anh đã ban hành đạo luật nào đối với Ấn Độ?

  • A. Chia đôi xứ Benga
  • B. Về chế độ thuế khóa
  • C. Thống nhất xứ Benga
  • D. Giáo dục

Câu 24: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là gì?

  • A. Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội.
  • B. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp công nhân ở các nước tư bản.
  • C. Mâu thuẫn giữa tư sản với chúa phong kiến ở các nước tư bản.
  • D. Thái tử Áo – Hung bị một người yêu nước Xécbi ám sát.

Câu 25: Hãy sắp xếp tên tác giả cho phù hợp với tên các tác phẩm sau:

1. Những người khốn khổ

2. Những cuộc phiêu lưu của Tôm Xoayơ

3. Chiến tranh và hòa bình

  • A. Víchto Huygô, Mác Tuên, Lép Tônxtôi
  • B. Lép Tônxtôi, Mác Tuên, Víchto Huygô
  • C. Víchto Huygô, Lép Tônxtôi, , Mác Tuên
  • D. Mác Tuên, Víchto Huygô, Lép Tônxtôi

Câu 26: Để trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc, chính quyền Mãn Thanh đã làm gì?

  • A. Ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt”.
  • B. Quyết định thực hiện công nghiệp hóa đất nước.
  • C. Trao quyền kinh doanh đường sắt cho công ti nước ngoài.
  • D. Xây dựng mạng lưới đường sắt đến các thành phố lớn ở Trung Quốc.

Câu 27: Người sáng lập học thuyếtchủ nghĩa xã hội khoa học là

  • A. Mác và Lênin
  • B. Mác và Ăngghen
  • C. Ăngghen và Lênin
  • D. Ăngghen và Đimitơrốp

Câu 28: Cuộc khủng hoảng trong những năm 1929 – 1933 diễn ra chủ yếu ở lĩnh vực

  • A. Xã hội
  • B. Chính trị
  • C. Văn hóa
  • D. Kinh tế

Câu 29: Yếu tố nào tạo điều kiện cho giới cầm quyền Nhậ Bản có thể thực hiện được chính sách đối ngoại cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

  • A. Sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân
  • B. Các công ti độc quyền hậu thuẫn về tài chính
  • C. Có tiềm lực về kinh tế, chính trị và quân sự
  • D. Thực hiện chính sách ngoại giao thân thiện với phương Tây

Câu 30: Lực lượng đi đầu trong Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là

  • A. Nông dân
  • B. Công nhân
  • C. Tiểu tư sản
  • D. Đội Cận vệ đỏ

Câu 31: Sự kiện đánh dấu bước chuyển biến lớn của cục diện chính trị thế giới trong Chiến tranh thế giới thứ nhất là

  • A. Chính phủ mới được thành lập ở Đức.
  • B. Cách mạng bùng nổ mạnh mẽ ở Đức.
  • C. Đức kí hiệp định đầu hàng không điều kiện.
  • D. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi và Nhà nước Xô viết được thành lập.

Câu 32: Ý nào không phản ánh đúng những biện pháp mà Chính phủ Rudơven đã thực hiện để can thiệp vào đời sống kinh tế nước Mĩ trong cơn khủng hoảng?

  • A. Ban bố lệnh can thiệp khẩn cấp
  • B. Phục hồi sự phát triển kinh tế
  • C. Tạo thêm việc làm
  • D. Giải quyết nạn thất nghiệp

Câu 33: Phong trào dân tộc ở Ấn Độ phải tạm ngừng vì

  • A. Chính sách chia rẽ của thực dân Anh và sự phân hóa của Đảng Quốc đại.
  • B. Chính sách chia rẽ của thực dân Anh và sự can thiệp từ bên ngoài.
  • C. Sự đàn áp của thực dân Anh và sự thoả hiệp của Đảng quốc đại.
  • D. Sự đàn áp của thực dân Anh và B.Tilắc đã bị cắt.

Câu 34: Ý nào không phản ánh đúng ý đồ của Mĩ trong việc thành lập tổ chức “Liên minh dân tộc các nước cộng hòa châu Mĩ “ (gọi tắt là Liên Mĩ) năm 1889?

  • A. Tiếp tục bành trướng ở khu vực Mĩ Latinh.
  • B. Đoàn kết với các nước châu Mĩ để cùng phát triển.
  • C. Lấy danh nghĩa đoàn kết với các nước châu Mĩ nhằm biến khu vực Mĩ Latinh thành “sân sau” của đế quốc Mĩ.
  • D. Độc chiếm vùng lãnh thổ giàu có ở Mĩ Latinh.

Câu 35: Trong những năm 1922 – 1925, những cường quốc tư bản nào công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô?

  • A. Anh, Pháp, Tây Ban Nha
  • B. Đức, Anh, Italia, Pháp, Nhật Bản
  • C. Đức, Anh, Bồ Đào Nha
  • D. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italia

Câu 36: Các tổ chức nghiệp đoàn ở Nhật Bản được thành lập dựa trên cơ sở nào?

  • A. Sự phá triển của phong trào công nhân
  • B. Sự phá triển của phong trào nông dân
  • C. Sự ủng hộ của tầng lớp trí thức
  • D. Sự cho phép của Chính phủ Nhật Bản

Câu 37: Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản có ý nghĩa như thế nào?

  • A. Giải phóng nhân dân lao động khỏi ách thống trị của chủ nghĩa quân phiệt.
  • B. Góp phần làm chậm quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở nước này.
  • C. Góp phần thúc đẩy nhanh công cuộc giải phóng đất nước.
  • D. Đẩy nhanh quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở nước này.

Câu 38: Đầu thế kỉ XX, phong trào cách mạng ở Trung Quốc phát triển theo khuynh hướng nào?

  • A. Vô sản
  • B. Phong kiến
  • C. Tự do dân chủ
  • D. Dân chủ tư sản

Câu 39: Rembran là họa sĩ đồ họa nổi tiếng thế giới ở thế kỉ

  • A. XVI
  • B. XVII
  • C. XVIII
  • D. XIX

Câu 40: Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết đã báo hiệu điều gì?

  • A. Cuộc khủng hoảng kinh tế chưa thể giải quyế được.
  • B. Một cuộc chiến tranh thế giới mới đang đến gần.
  • C. Nguy cơ xảy ra xung đột sắc tộc, tôn giáo.
  • D. Nguy cơ của các cuộc chiến tranh cục bộ.
Xem đáp án
Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội